Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

6 mâm quả đám hỏi phổ biến theo phong tục miền Nam

24/06/2019 11424 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Trong các thủ tục cưới hỏi của người Việt, lễ ăn hỏi là một trong những phần quan trọng nhất. Việc chuẩn bị lễ vật nhà trai đưa tới nhà gái được quan tâm đặc biệt. 6 mâm quả đám hỏi này được xem như lời hứa hẹn của nhà trai khi xin rước cô gái về làm dâu.

Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp. Số tráp tùy từng vùng, riêng ở miền Nam thường là 6 mâm quả đám hỏi (số 6 tượng trưng cho tài lộc). Tùy thuộc điều kiện kinh tế cũng như phong tục của từng nơi mà các lễ vật trong mâm quả có thể khác nhau. Thông thường, lễ vật cho đám hỏi bao gồm:

1. Mâm trầu cau

“Miếng trầu là đầu câu chuyện” vì thế những tráp trầu cau tươi xanh không thể thiếu trong bất kì mâm quả cưới nào. Số cau là số lẻ, 105 quả, cứ mỗi quả cau lại cần 2 lá trầu, vị chi 210 lá. Con số lẻ 105 mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.

Mâm trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong bất kì đám hỏi nào

2. Trà, rượu và nến

Lễ vật ăn hỏi này thể hiện sự tôn kính của bậc con cháu đối với các vị gia tiên. Đây xem như lời mời tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho cặp đôi. Hương vị cay nồng của rượu ngụ ý cuộc sống hôn của đôi trẻ sẽ có nhiều khoảnh khắc ấm áp và nồng nàn bên nhau. Đặc biệt, tại miền Nam, trong tráp lễ phải có cặp nến khắc long phụng nhà trai chuẩn bị để thắp trên bàn thờ tổ tiên nhà gái.

Cặp nến long phụng để làm lễ lên đèn trong đám hỏi miền Nam

3. Bánh Su Sê

Một mâm không thể thiếu trong 6 mâm quả đám hỏi khác chính là mâm bánh Su Sê (bánh cốm, bánh phu thê). Ở miền Nam ông bà còn gọi là cặp bánh âm dương, là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời. Âm dương đồng thuận thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng. Bánh Su Sê ở miền Nam có sự khác biệt nhỏ với miền Bắc. Bánh được nắn sao cho vuông vức rồi gói lại bằng lá dứa.

Cặp bánh âm dương thể hiện sự hòa hợp của đôi vợ chồng trẻ

4. Xôi gấc

Xôi gấc là món ăn truyền thống của người Việt. Món xôi thể hiện sự ấm no đủ đầy, màu đỏ là lời chúc cho đôi lứa luôn sắt son bền chặt. Tùy theo lựa chọn của hai gia đình mà mâm xôi gấc có thể có thêm gà luộc hoặc chỉ có xôi và sẽ có thêm tráp heo quay riêng.

Xôi gấc truyền thống tượng trưng cho lòng sắt son vợ chồng

5. Hoa quả

Hoa quả cũng là 1 trong 6 mâm quả đám hỏi phổ biến. Ở miền Nam, mâm hoa quả thường có táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,… Mâm lễ tượng trưng cho mong muốn cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, “cầu đủ xài”. Bạn nên tránh lựa chọn những loại quả với cái tên không may mắn như chuối, cam, lê, bom, lựu,… và những loại trái có vị đắng, chát.

Mâm hoa quả gồm có xoài, nho, táo, thanh long, mãng cầu

6. Heo quay

Người miền Nam quan niệm bên cạnh vị ngọt ngào của trái cây thì cần thêm vị mặn của thịt. Nếu mâm xôi gấc không kèm gà luộc thì thường nhà trai sẽ đi lễ heo sữa quay.

Heo sữa quay thêm chút “mặn mòi” cho cảm tình đôi lứa

Ngoài 6 mâm quả đám hỏi trên, ở miền Nam, những nhà có điều kiện còn tặng cô dâu tráp quần áo. Kiểu mâm tráp này không xuất hiện ở miền Bắc nhưng khá phổ biến trong Nam. Cô dâu mặc áo dài, được mẹ chồng đeo bông tai trước khi ra mắt hai họ. Sính lễ này thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của mẹ chồng đối với con dâu tương lai.

Mẹ chồng tự tay đeo bông tai cho con dâu, thể hiện sự trân trọng của nhà trai với cô dâu mới

Trước ngày ăn hỏi, nhà trai và nhà gái nên bàn bạc kỹ lưỡng. Gia đình nhà gái nên nói rõ các loại lễ vật trong 6 mâm quả đám hỏi mà nhà trai cần chuẩn bị để lễ dạm hỏi diễn ra hoàn hảo.

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.