Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Bí quyết giúp các cặp đôi sở hữu “biệt đội” bưng quả cực chuẩn

02/05/2019 2779 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới
Ngoài những sính lễ trong ngày trọng đại, cô dâu chú rể cũng nên dành chút thời gian để chọn cho mình một đội hình bưng tráp phù hợp. Cách chọn người bưng quả dưới đây sẽ là mẹo hữu ích của hai bạn trong ngày vui của đời mình đấy.

 

Trong các khâu chuẩn bị cưới, việc lựa chọn người bưng quả cũng là khâu rất quan trọng. Bởi đội hình này cũng góp phần vào sự suôn sẻ và thành công của lễ hỏi. Dàn “nam thanh nữ tú” cũng nên được chọn một cách chỉn chu và trang trọng. Điều này sẽ giúp buổi lễ diễn ra tốt đẹp với một đội hình hoàn mỹ, đẹp mắt trong mắt hai bên gia đình.

Chiều cao của “biệt đội” bưng tráp

Chiều cao cũng là yếu tố giúp bạn sở hữu một đội hình bưng quả hoàn mỹ cho ngày trọng đại. Lời khuyên mang “tính chất tham khảo” cho bạn là nên chọn người bê tráp thấp hơn cô dâu chú rể. Điều này sẽ giúp tạo sự hài hòa cho dàn bưng tráp cũng như tạo nét nổi bật cho đôi uyên ương trong ngày vui.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đội hình lý tưởng về chiều cao như vậy là điều không hề đơn giản. Vì thế, nếu không “tuyển” được dàn bưng tráp thấp hơn, bạn có thể tạo điểm nhấn bằng trang phục cưới nổi bật nhé.
 

Chọn người bưng quả theo vùng miền

Tùy theo hôn lễ được tổ chức theo vùng miền nào mà số lượng người bê tráp và đỡ tráp có thể khác nhau. Vì số lượng tráp ở mỗi nơi có nhiều điểm riêng biệt. Chẳng hạn như đám cưới ở miền Bắc yêu thích sính lễ theo số lẻ, còn miền Nam lại ưa chuộng số chẵn. Đội hình bưng và đỡ tráp cũng vì thế mà có cách lựa chọn khác nhau trong mỗi hôn lễ.

Thông thường, các tỉnh từ Huế trở về miền Bắc luôn chuẩn bị lễ vật theo số lẽ như 3 tráp, 5 tráp, 7 trái… đến 11 tráp và 15 tráp. Do đó, cô dâu chú rể có xu hướng chọn chọn người bê tráp theo số lẻ tùy theo sính lễ đã thống nhất từ trước giữa hai gia đình.

Trái với phong tục cưới ở miền Bắc và Trung, các gia đình miền Nam lại yêu cầu số lượng mâm quả là chẵn. Bởi đối với con người nơi đây, mọi việc nên “có đôi có cặp”, đặc biệt là dịp trọng đại như đám cưới.

Thông thường, số tráp phổ biến nhất ở đây là 6 và 8 tráp, bởi các con số này tượng trưng cho tài lộc. Vì thế, nếu sinh ra ở những gia đình miền Nam, cô dâu chú rể nên chọn “biệt độ” này theo số chẵn nhé.

Thêm vào đó, một lưu ý nhỏ đối với cô dâu chú rể trong việc chọn dàn bưng quả: Đối với nhà trai, người bưng tráp nên độc thân và ít tuổi hơn chú rể. Tương tự như vậy với nhà cô dâu, những nàng bưng quả cũng được chọn trong “tình trạng chưa chồng” và ít tuổi hơn cô dâu.

Trang phục cho dàn bưng quả đám hỏi

Đội hình nhà gái

Bên cạnh khâu chuẩn bị trang phục cho cô dâu chú rể, những tà áo dài bưng quả đẹp cũng nên được các tân nương tương lai quan tâm và chăm chút. Nét đằm thắm và duyên dáng của đội hình này cũng sẽ giúp các nàng dâu tương lai ghi điểm trong mắt gia đình hai bên.

Với sự lựa chọn trang phục đa dạng hiện nay, các nàng dâu mới dễ dàng chọn ra những mẫu áo dài bưng quả ưng ý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến tính đồng bộ trong màu sắc và thiết kế của áo dài phụ dâu. Điều này sẽ giúp tôn lên chiếc áo cưới hoàn mỹ của các nàng khi đứng cạnh dàn “mỹ nữ” của mình.

“Biệt đội” nhà trai

Với nhà trai, dàn bưng tráp thường mặc trang phục là áo sơ mi trắng, thắt cà vạt chỉnh tề cùng quần âu và giày tây thanh lịch. Tuy nhiên, trang phục của đội hình này cũng có thể thay đổi một chút để phù hợp theo sở thích cũng như yêu cầu của gia đình hai bên.

Nếu yêu thích phong cách truyền thống, chú rể có thể chuẩn bị cho “biệt đội” của mình những chiếc áo dài bưng quả cổ điển cùng khăn xếp chỉn chu. Tương tự như áo dài bên nhà gái, những chàng trai bưng quả cũng nên có sự đồng điệu về màu sắc và thiết kế trong trang phục đám hỏi.

cuoihoilongphung.com hy vọng những cách chọn người bưng quả ở trên sẽ giúp các đôi uyên ương sở hữu được “biệt đội” ưng ý cho ngày trọng đại của đời mình. Thêm vào đó, trang phục bưng quả cũng là yếu tố các nàng nên lưu tâm.

Bạn nên lựa chọn kiểu trang phục thống nhất về màu sắc và thiết kế. Điều này không chỉ giúp đội hình bưng quả hài hòa mà còn tôn lên trang phục cưới của hai nhân vật chính trong ngày vui của đời mình

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.