Biết được ý nghĩa các loại hoa quả sẽ giúp bạn hiểu cách chưng trái cây ngày cưới và chọn cho mình kiểu chưng phù hợp một cách dễ dàng.
Mâm trái cây là phần không thể thiếu trong mâm quả truyền thống ngày cưới. Cách chưng trái cây ngày cưới đẹp, ý nghĩa, hợp với phong tục từng vùng miền là điều bất kỳ cô dâu chú rể nào cũng cần biết.
Khi chuẩn bị cho đám cưới cô dâu chú rể cần theo sát mọi khâu, tránh xảy ra sai sót do khác phong tục, thói quen giữa hai nhà.
Ngày cưới bày mâm ngũ quả để thể hiện nguyện ước của gia chủ, của đôi uyên ương. Người xưa chọn 5 để làm mâm quả theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cũng như lời chúc Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh đến đôi uyên ương.
Mâm trái cây đôi khi được trang trí kèm hoa tươi hoặc kinh tế khả quan hơn thì làm hẳn tráp rồng phượng đắt đỏ. Dù ý nghĩa chung là mong ước đời sống vợ chồng ngọt ngào, hạnh phúc, con đàn cháu đống nhưng mỗi vùng miền lại có phong tục riêng.
Mâm quả miền Bắc thường gồm: Cam, táo, lê, đào, hồng trong khi ở miền Nam thì xoài, mãng cầu, nho, thanh long, táo đỏ được ưa chuộng hơn.
Mỗi loại trái cây thể hiện nguyện ước của dâu rể qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp. Đây là ý nghĩa của một số loại hoa quả thường gặp trong ngày cưới, bạn nên tham khảo để chọn được mâm quả thích hợp nhất:
Ông bà ta thường nói “hoa thơm quả ngọt” vì thế mà đây được xem như là mong ước cho một cuộc sống hôn nhân đôi lứa với nhiều hương vị ngọt, thơm trải qua cùng nhau. Hình ảnh chùm nho còn ngụ ý chúc cho đôi tân lang tân nương con cháu đầy đàn.
Theo văn hóa phương Đông, quả táo đỏ vừa mang màu sắc may mắn vừa thể hiện sự phú quý, giàu sang và tượng trưng cho sự hòa hợp trong gia đình.
Thanh long tên đẹp, quả cũng đẹp. Rồng được cho là linh vật mang lại may mắn nên thanh long rất thường xuất hiện trong mâm ngũ quả với ý cầu may mắn, cát tường.
Mãng cầu được thêm vào mâm ngũ quả để nói rằng đây là những điều con cháu khẩn cầu, mong ước ông bà tổ tiên chúc phúc cho đôi uyên ương.
Đây là loại quả thường xuyên xuất hiện trên bàn thờ lễ gia tiên. Người miền Nam đọc trại chữ “xoài” thành “xài” nên mâm ngũ quả mà có trái xoài là ý xin tiền bạc luôn đủ xài.
Người miền Bắc thường bày cam trong mâm sính lễ bởi tin rằng cam mang lại may mắn, xua đuổi tà ma nhờ hương vị tinh khiết. Tuy nhiên, ở miền Nam thì cam thường gây liên tưởng đến “cam chịu”, không may mắn nên chúng ít khi được sử dụng.
Các mâm ngũ quả được bày biện cầu kỳ thường có quả thơm, dùng làm thân rồng, đầu rồng đẹp đẽ, sống động vô cùng. Hơn nữa quả thơm trong tiếng Hoa gần âm với chữ may mắn nên thường được trưng với ý nghĩa mang lại sự giàu có, may mắn và thịnh vượng.
Mâm tráp rồng phượng được thiết kế sống động như thật
Để mâm trái cây ngày cưới đẹp trọn vẹn từ hình thức đến ý nghĩa, cô dâu chú rể phải chọn lựa thật kỹ các loại quả theo ý nghĩa. Sau đó là khâu chọn quả:
Đối với miền Nam, bạn nên chọn 5 loại trái: Xoài, mãng cầu, thanh long, nho, táo đỏ. Ở miền Bắc bạn có thể chọn mâm quả có: Mãng cầu, táo đỏ, cam/quýt, thanh long, nho/lê.
Việc chuẩn bị mâm quả ngày cưới không chỉ đơn giản là một thủ tục. Gửi gắm trong từng loại hoa quả, trong cách chưng trái cây ngày cưới là mong muốn cuộc hôn nhân khởi đầu suôn sẻ, mong cô dâu chú rể có cuộc sống an lành, sung túc, viên mãn như ý.