Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Cách tự trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới Đơn Giản

03/08/2020 1509 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Bên cạnh việc trang trí đám cưới tại nhà với phông rạp, bàn ghế, cầu thang, cổng chào,… thì trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Bởi theo quan niệm truyền thống, đôi uyên ương khi làm lễ sẽ đứng trước bàn thờ gia tiên để thắp nhang, thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Đồng thời thông báo về việc thành gia lập thất của con cháu trong gia đình.

Chính vì ý nghĩa tâm linh đó mà cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới như thế nào? hay trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới cần lưu ý những gì? là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc đó.

Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới

Theo sự phát triển của xã hội mà các nghi thức cưới hỏi ngày nay cũng được giản lược đi rất nhiều. Tuy nhiên, nghi lễ cúng gia tiên vẫn luôn được duy trì đúng theo phong tục truyền thống. Vì thế, trang trí bàn thờ gia tiên là việc quan trọng không thể thiếu trong ngày đại hỷ của mỗi cặp đôi.

Trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới là cách thể hiện sự chăm chút, tấm lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Đồng thời, đây cũng là cầu nối để gia đình 2 bên thông báo với tổ tiên về ngày trọng đại của con cháu.

Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới cũng có sự khác nhau.

3 mẫu bàn thờ gia tiên đám cưới của từng vùng miền

Trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Bắc

Người miền Bắc vốn rất coi trọng những giá trị truyền thống. Vậy nên, trang trí bàn thờ gia tiên ở miền Bắc không chỉ đơn thuần là “bộ mặt” của gia đình cô dâu – chú rể mà hơn hết nó còn mang đến ý nghĩa tâm linh.

Bàn thờ gia tiên thường sẽ được đặt ở giữa, hướng nhìn ra cửa chính. Trong ngày cưới, gia chủ sẽ thắp hương vòng hoặc đốt trầm hương, để tạo không khí ấm cúng, thiêng liêng trong không gian. Thêm vào đó là một con gà luộc chín tới, hình dáng phải nguyên con, không bong da, lệch lạc cùng một đĩa xôi gấc đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy. Đặc biệt, ở mẫu bàn thờ gia tiên đám cưới của người miền Bắc còn có thêm bộ hoành phi câu đối hai bên. 

Bên cạnh đó, hoa tươi và mâm ngũ quả cũng là 2 yếu tố không thể thiếu trên bàn thờ gia viên của người Bắc. Với mâm ngũ quả, người ta sẽ kết thành hình long phục, ý nghĩa sum vầy, hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Còn lọ hoa thì được đặt 2 bên bàn thờ, thường là hoa loa kèn, hoa lay ơn,…

Ngoài ra, sau ngày lễ nạp tài, nhà gái sẽ lấy một phần sính lễ mà nhà trai mang sang để đặt lên bàn thờ gia tiên bao gồm: chè, thuốc, rượu. Tương tự bên nhà trai cũng mang mâm “lại quả” về thắp hương trên bàn thờ gia tiên của gia đình mình.

Trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Trung

Mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, tuy bàn thờ gia tiên không được đủ đầy như ở miền Bắc nhưng mọi thứ đặt lên bàn thờ đều được con người nơi đây vô cùng chăm chút.

Bên cạnh những vật phẩm không thể thiếu như: Trầu cau, chè thuốc, đôi nến tơ hồng, bánh trái thì đặc trưng của bàn thờ gia tiên ngày cưới của người miền Trung đó là không thể thiếu heo quay.

Trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam

Trong ngày cưới, bàn thờ gia tiên của người miền Nam sẽ được treo phông đỏ, chữ hỷ và đôi câu đối. Điểm khác biệt cơ bản trong cách trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam đó là nhà trai sẽ mang đến nhà gái một đôi nến lớn khắc hình long phụng trong lễ ăn hỏi, để đặt lên bàn thờ. Còn nhà gái thì chuẩn bị một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu. 

Bên cạnh đó, các vật phẩm khác trên bàn thờ như: Bát hương, lư đồng, đôi chân nến, đèn thờ cũng được lau rửa sạch sẽ và trang hoàng cẩn thận.

Lưu ý khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới

Tự trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới

Ngày nay, có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới. Vì thế, nếu không có thời gian, bạn có thể nhờ đến những cơ sở này, để giúp gia đình trang hoàng lại không gian bàn thờ tổ tiên.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới, để ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên gia đình cũng như tiết kiệm chi phí cho hôn lễ thì hãy lưu ý chuẩn bị đầy đủ những vật dụng quan trọng cùng cách thực hiện sau đây:

Các vật dụng cần có

Chữ hỷ, đôi câu đối, cặp lư đồng, bát hương, đôi đèn cầy long phụng lớn

Mâm ngũ quả kết hình long phụng (thanh long, mãng cầu, xoài, nho, táo…)

Hoa tươi mang màu sắc tươi tắn, ưu tiên chọn: Hoa lay ơn, hoa hồng, hoa sen, hoa lan…

Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới

Đầu tiên, treo câu đối 2 bên bàn thờ đồng thời dán chữ hỷ ở chính giữa. Sau đó, trưng 2 bình hoa đối xứng trên bàn thờ.

Với mâm ngũ quả thì sẽ mất nhiều thời gian hơn. Thông thường, các gia đình thường ưu tiên 5 loại quả để trưng trên mâm, mang ý nghĩa Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh, đó là: Thanh long – Biểu tượng cho rồng mây hội tụ; xoài cát: Tài lộc, mong cuộc sống hôn nhân thịnh vượng, sung túc; nho – Mong cho đôi uyên ương sớm sinh quý tử, nhiều con nhiều lộc; mãng cầu – Vạn sự như ý.

Lưu ý khi chọn hoa tươi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới

Lựa chọn hoa có màu sắc phù hợp

Hoa để trên bàn thờ ngày cưới có thể đa dạng màu sắc. Tuy nhiên, khi trưng các màu sắc hoa phải hài hòa với nhau và quan trọng là tạo nên tổng thể bắt mắt. Tránh lựa chọn những bông hoa có màu sắc quá lòe loẹt hay quá nổi bật so với tổng thể chung. Bạn có thể cân nhắc chọn lựa một số loài hoa thông dụng như: Hồng, lan, lay ơn,…

Tuyệt đối không lựa chọn những loài hoa tối kỵ để trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới.

Một số loài hoa theo quan niệm sẽ gợi lên không khí tang tóc, đau thương nên bạn cần tuyệt đối tránh xa khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới. Đó là:

  • Hoa lily trắng: Mang hàm ý chia buồn, chia ly. Vì theo ông bà ta thì chữ Ly trong tên hoa có ý nghĩa của sự chia ly.
  • Hoa nhài: Mang ý nghĩa bạc phận. Dân gian ta hay có câu: “Bông hoa nhà cắm bãi phân trâu”, nghĩa là người con gái xinh đẹp, nết na nhưng lại gặp phải người đàn ông chẳng ra gì, dẫn đến số phận bạc bẽo.
  • Cúc vạn thọ: Đây là loài hoa được người Á Đông sử dụng phổ biến trong đám tang, ngày giỗ, để tưởng nhớ đến người đã khuất.
  • Hoa râm bụt: có màu sắc sặc sỡ, thường mọc nhiều ở ven đường. Tuy nhiên, loài hoa này lại bị xem như điều gì đó thiếu đứng đắn, gợi nhớ đến các cô gái “làng chơi”.
  • Hoa phù dung: Loài hoa sớm nở chóng tàn, được gắn với chuyện tình buồn, chia ly nên đặc biệt kiêng kỵ dùng trong trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới.

Dù mỗi vùng miền có cách trang trí bàn thờ gia tiên không giống nhau nhưng tựu chung lại thì cách trang trí bàn thờ gia tiên đều hướng đến sự kính trọng, hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên. Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích về trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới trên đây của Long Phụng đã giúp bạn đọc giải tỏa được những băn khoăn khi trang hoàng không gian tôn nghiêm này trong gia đình. 

Mọi chi tiết xin liên hệ qua hotline: 090660257- 0969252439 để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình!

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.