Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Đám cưới theo nghi thức đạo Công Giáo và những điều bạn cần biết

13/06/2019 5858 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Ngày nay cuộc sống hiện đại nên việc áp dụng các nguyên tắc khắc khe về việc kết hôn giữa những người theo đạo đang dần được xóa bỏ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn các nghi thức truyền thống tốt đẹp được giữ gìn lại như một nét đặc trưng riêng. Dịch vụ cưới hỏi Long Phụng sẽ điểm qua một số chi tiết nổi bật, sẽ có ích cho bạn khi có dự định kết hôn với người theo đạo Công Giáo.

Tổ chức lễ cưới tại nhà thờ

Tổ chức lễ cưới tại nhà thờ là nghi thức không thể thiếu trong hôn nhân những người theo đạo Công Giáo.

Lễ cưới tại nhà thờ bắt nguồn từ các nước phương Tây nhưng hiện nay đạo Công Giáo đã rất phổ biến tại Việt Nam. Nhà thờ là nơi rất quan trọng đối với những người con của Thiên Chúa, đám cưới phải được tổ chức theo nghi thức đạo tại nhà thờ. Hôn lễ sẽ được cử hành tại nhà thờ quen thuộc của một trong hai người cô dâu và chú rể. Trong trường hợp vì một số lý do gì đó không tổ chức tại nhà thờ quen thuộc của mình thì phải đến gặp cha xứ trao đổi để có được sự đồng ý. Trang phục tiến hành lễ cưới ở nhà thờ phải là trang phục kín đáo, trang nghêm để thể hiện lòng thành kính trước Đức Chúa trời và để thể hiện tôn nghiêm.

Tổ chức lễ cưới tại nhà thờ

Cha xứ là người chủ trì lễ thành hôn

Cha xứ sẽ là người chủ trì thực hiện nghi lễ thành hôn cho các cặp đôi và nghi thức trao nhẫn cưới. Cô dâu và chú rể sẽ thể hiện bằng lời hứa để chứng tỏ lòng thành của mình, hứa thủy chung trọn đời bên người mình yêu trước mặt của Cha xứ, và họ hàng. Sau nghi thức Cha xứ sẽ tuyên bố và hai người chính thức thành vợ chồng sống với nhau đến trọn đời.

Ngoài nghi thức cưới được tổ chức tại nhà thờ theo nghi lễ của đạo Công Giáo thì chú rể vẫn phải làm lễ gia tiên tại gia đình theo truyền thống cưới hỏi của Việt Nam. Bình hoa, đĩa trái cây, bộ lư, đôi đèn Rồng Phượng, 3 nén nhang loại lớn để thắp là những lễ vật không thể thiếu trên bàn thờ. Ngoài bàn thờ gia tiên còn có bàn thờ của Chúa, bàn thờ chỉ cần trang trí một vài lễ vật theo nghi thức Công Giáo, tuyệt đối không được chưng hoa quả.

Tổ chức lễ cưới tại nhà thờ

Ngoài tổ chức tại nhà thờ còn phải làm lễ gia tiên theo nghi thức truyền thống

Một việc hết sức quan trọng mà cô dâu và chú rể cần nắm rõ đó là phải học giáo lý hôn nhân của đạo Công Giáo trước khi kết hôn. Sau khi học xong giáo lý thì có quyền lựa chọn theo đạo hoặc không theo đạo của vợ hoặc chồng. Ngày nay cuộc sống hiện đại không còn bắt buộc phải cải đạo như ngày xưa khi kết hôn, tư tưởng về hôn nhân đã thoáng hơn và tôn trọng sự lựa chọn của đối phương, miễn sao gia đình tương lai được hạnh phúc và yên ấm. Nếu không theo đạo thì đám cưới cũng sẽ được giản lược bớt một số nghi thức của đạo Công Giáo, được tổ chức đơn giản trong sự tác hợp của hai bên gia đình.

Bàn thờ chúa bày trí đơn giản theo nghi thức của đạo

Nghi thức tổ chức lễ cưới tại nhà thờ dành cho những người theo đạo công giáo là một nét đẹp văn hóa của những người con của Chúa. Dù có theo đạo người mình yêu hay không cũng phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhau, không được xúc phạm, kỳ thị để cuộc sống vợ chồng được hạnh phúc viên mãn. Dịch vụ cưới hỏi Long Phụng hy vọng nhận được những đóng góp thêm của Quý vị để bài viết ngày càng hoàn chỉnh hơn và giới thiệu đến cộng đồng.

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.