Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Hồng pastel - xu hướng trang trí tiệc cưới đang gây "sốt"

24/02/2020 1118 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Hồng pastel là gam màu nhẹ nhàng thường xuất hiện trong các đám cưới. Đây cũng là gam màu thống trị xu hướng theme cưới trong nhiều năm qua. 

Màu hồng pastel là gam màu “đánh gục” nhiều cô dâu. Sự nhẹ nhàng và dịu dàng của hồng pastel trong theme cưới từ backdrop cho đến phụ kiện trang trí trên bàn tiệc một cách đồng bộ tạo nên không gian cổ tích ngọt ngào.

Trong đó, hồng pastel, không thể nghi ngờ, chính là tông màu “thời thượng” được yêu thích hàng đầu. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngày Hè nóng nực hay mùa Đông lạnh giá, gam màu nóng nhưng dịu nhẹ này luôn “ghi điểm” trong mắt mọi cặp đôi.

Mời bạn theo gót tông màu “hot” này, xem chúng xuất hiện ra sao trong các đám cưới được Long Phụng chuẩn bị nhé!!

 

Người trẻ ngày nay đã không còn suy nghĩ rập khuôn rằng cứ đám cưới thì phải đỏ rực rỡ, tím thủy chung. Tông màu nhẹ nhàng, tươi mới mà lãng mạn đang trở thành xu hướng chung được yêu thích qua nhiều năm.

Nhưng vì sao lại là hồng pastel?

Đầu tiên, gam màu này rất dễ kết hợp với các màu sắc khác để tạo thành các combo màu sắc theme cưới ấn tượng. Đặc biệt, hồng nhạt khi kết hợp với các màu tối sẽ cho bạn không gian cưới tươi tắn nhưng cực sang trọng, trang nhã. Khi phối cùng màu sáng, bạn lại có đám cưới trẻ trung, hiện đại, hoành tráng mà gần gũi, ngọt ngào.

 

Thứ hai, hồng pastel là gam màu dễ chịu, không chói mắt lại không trầm buồn, thích hợp với mọi không gian tiệc cưới. Trong nhà hay ngoài trời, ở biển hay trên cao nguyên, sắc hồng dịu dàng luôn làm say lòng cả vị khách mời khó tính.

Sau cùng, màu hồng luôn tượng trưng cho niềm vui vẻ, hạnh phúc và lãng mạn. Cho dù kết hợp với màu sắc nào cũng không bị lấn lướt. Trong ngày trọng đại thì hạnh phúc chắc chắn là “từ khóa” quan trọng nhất bất kể chủ đề tiệc.
 

Màu hồng pastel khi được sử dụng đúng phạm vi, mục đích và kết hợp cùng các gam màu phù hợp sẽ tạo nên một hiệu ứng không thể ngờ. Nếu bạn muốn một tiệc cưới mới mẻ, ấn tượng nhưng vẫn đủ trang trọng thì đây là lựa chọn cực kỳ thích hợp.

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.