Mâm quả đám cưới từ lâu đã trở thành một nét văn hóa rất đỗi quen thuộc với những người Việt. Nhưng ý nghĩa mâm quả đám cưới nhiều người vẫn chưa nắm được và chưa thực sự hiểu rõ. Vậy ẩn đằng sau những mâm quả hoành tráng và đẹp mắt sẽ là hàm ý gì?
Ai trong chúng ta cũng biết, mâm quả cưới là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt đã được giữ gìn và lưu truyền cho đến tận ngày nay. Mâm quả chính là sính lễ nhà trai mang đến nhà gái để mở lời cho một mối quan hệ. Mâm quả cưới mang đậm tính chất vùng miền, trong khi miền Nam lựa chọn số mâm quả chẵn, thì miền Bắc lại lựa chọn số mâm quả lẻ.
Nếu bạn đã từng dành thời gian tìm hiểu về mâm quả cưới ở từng vùng miền, chắc bạn cũng biết, ngoài những mâm quả cơ bản, còn có thêm các mâm quả khác đặc trưng cho văn hóa của từng vùng miền.
Mâm quả đám cưới cơ bản bao gồm:
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, từ xưa đến nay trầu cau vẫn được xem là một sự khởi đầu cho mọi câu chuyện, cưới xin cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó, miếng trầu còn gắn với câu chuyện kết duyên vợ chồng. Sự hòa quyện giữa lá trầu, cau và vôi tạo thành màu đỏ tươi thể hiện một tình yêu hoàn hảo, bền chặt, keo sơn và gắn bó. Vì vậy, mâm quả cưới trầu cau luôn giữ được vị trí dẫn đầu trong số các mâm quả và cũng là mâm quả quan trọng nhất, không thể thiếu được, cho dù hai bên gia đình có giảm bớt số lượng mâm quả đám cưới.
Văn hóa người Việt xưa nay trong bất kì cuộc gặp gỡ, hội họp nào cũng sẽ có trà hoặc rượu. Với một sự kiện hạnh phúc trăm năm, nơi mọi người gặp gỡ và làm quen thì không thể thiếu được 2 loại đồ uống này. Ngoài thể hiện lòng thành và sự nghiêm túc của nhà trai đối với chuyện cưới hỏi, thì mâm quả trà rượu còn được sử dụng để dâng lên bàn thờ gia tiên của nhà gái với ý muốn tổ tiên chứng giám cho tình yêu và hạnh phúc của đôi bạn trẻ, đồng thời xin phép tổ tiên cho đôi trẻ được kết hôn và có một ngày vui trọn vẹn nhất.
Mâm quả bánh thường ở mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều thể hiện sự hài hòa của đất trời, âm dương hòa hợp, mang ý nghĩa về một tình yêu gắn kết, yêu thương, ấm no và hạnh phúc của cô dâu, chú rể. Bánh cốm loại bánh đặc trưng của miền Bắc, bánh phu thê đặc trưng của miền Trung, còn miền Nam là bánh su sê. Ngoài ra, ngày nay còn có sự xuất hiện của mâm quả bánh kem, đây là một nét văn hóa du nhập từ Phương Tây, nó thể hiện lời cầu chúc về một tình yêu ngọt ngào và mãi mãi hạnh phúc.
Hoa thơm, quả ngọt, mâm quả trái cây là sự góp mặt của 5 loại quả khác nhau, mỗi vùng miền sẽ sử dụng những loại quả khác nhau kết lại, mỗi loại quả mang một ý nghĩa, song tất cả đều cầu mong cho đôi bạn trẻ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, tươi vui và yêu thương nhau suốt đời. Tất cả các loại quả được lựa chọn đều có màu sắc tươi tắn và hương vị thơm ngon, ngọt ngào.
Màu đỏ cam của xôi gấc sẽ mang lại sự may mắn và lời cầu chúc về một tình yêu thủy chung, son sắc cho đôi vợ chồng trẻ. Đi kèm xôi gấc sẽ là một con gà luộc ở trên với ý nghĩa mang lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đủ đầy.
Còn heo quay tượng trưng cho tài lộc và sự sung túc, ngoài ra mâm quả này còn là lời cầu chúc đôi bạn trẻ sớm sinh em bé và mau giàu có.
Mâm quả này phổ biến ở miền Trung và miền Nam hơn, trang phục và trang sức được chuẩn bị không quá phô trương, chỉ là những đồ dùng cho đám cưới, nhằm thể hiện ý nghĩa cô dâu khi về nhà chồng sẽ được chăm lo về mọi mặt và sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc.
Mâm quả tiền vàng vẫn được xem như phần lễ vật thách cưới. Nhưng thực chất đây được xem như một phần đóng góp của nhà trai để chuẩn bị cho ngày cưới. Giá trị tiền vàng ở một số địa phương sẽ do nhà gái quy định, nhưng đa phần là do nhà trai tự lo liệu và quyết định sao cho phù hợp nhất.
Đó là ý nghĩa cơ bản nhất của các mâm quả cưới theo quan điểm người Việt. Bạn sẽ thấy tất cả ý nghĩa mâm quả đám cưới đều tập trung cầu mong cho đôi vợ chồng có một cuộc sống hạnh phúc và no đủ trọn đời. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline: 0906602577 - 0969252439