Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Lễ nghi trong đám cưới cổ truyền xứ Huế

29/11/2019 2511 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Các bước lễ nghi, lễ vật, hình ảnh đám cưới của người dân xứ Huế thập niên 60-70 được phục dựng để giới thiệu đến công chúng.

Sáng 30/11, Bảo tàng Văn hóa Huế (Thừa Thiên Huế) đã tổ chức triển lãm với chuyên đề " Đám cưới cổ truyền Huế" nhằm giới thiệu giá trị đám cưới truyền thống trong dân gian xứ Huế đến với công chúng. 

Các bước lễ nghi, lễ vật, hình ảnh đám cưới của người dân xứ Huế thập niên 60-70 đã được trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về nét đẹp bình dị, đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người dân cố đô.

Là kinh đô của triều đại phong phong kiến cuối cùng Việt Nam, cưới hỏi ở xứ Huế mang một nét độc đáo riêng biệt không lẫn với vùng miền khác.

Theo phong tục cưới hỏi truyền thống xưa kia, đôi trai gái trở thành vợ chồng của nhau phải trải qua sáu lễ: Nạp thái (sơ vấn), Vấn danh (hỏi tuổi), Nạp cát (nói vợ), Nạp tệ (lễ hỏi), Thỉnh kỳ (xin ngày), Thân nghinh (xin cưới).

Lễ cưới có lễ xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai.

Với quan niệm "trọng lễ nghi khinh tài vật", lễ cưới ở Huế cầu kỳ hơn nơi khác ở phần lễ nhưng không chú trọng vật chất. 

Lễ vật của nhà trai khi đến nhà gái trong đám cưới ở xứ Huế phải có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê, nem chả.

Bộ lễ vật gồm nến tơ hồng, rượu, trầu cau...

Cau lồng, rượu ché nằm trong số những lễ vật nhà trai mang đến nhà gái trong lễ cưới.

Cặp ché trưng bày có từ thời vua Khải Định, được một gia đình ở đường Huỳnh Thúc Kháng sử dụng và cho thuê dịch vụ đám cưới.

Đồng tiền âm dương, dây tơ hồng được sử dụng trong lễ bái tơ hồng.

Theo phong tục, người chủ hôn của họ nhà trai mặc áo rộng địa xanh, đội khăn đóng, dùng dao bửa quả cau làm đôi, lấy một lá trầu quệt vôi bỏ vào dĩa rồi dâng lên bàn thờ, châm đèn đót nhang vái lạy cảm ơn Nguyệt Lão đã xe duyên cho đôi trẻ, trong lúc làm lễ có đọc văn tế.

Người dân thích thú trước các hiện vật trưng bày tại triển lãm.

Áo dài sử dụng trong đám cưới của cố Họa sỹ Vĩnh Phối và bà Thạch Huệ vào năm 1969.

Chiếc giường tân hôn được bày một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi.

Theo phong tục của người Huế, đôi vợ chồng trẻ uống rượu giao bôi, phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. 

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Ý Nghĩa Tráp Dạm Ngõ

    Lễ dạm ngõ là một phong tục truyền thống trong văn hóa của người Việt Nam, thường diễn ra trước khi chính thức tổ chức lễ cưới. Đây là buổi gặp gỡ giữa gia đình nhà trai và gia đình nhà gái, nhằm mục đích thăm dò, bày tỏ thiện chí và sự tôn trọng, đồng thời làm bước khởi đầu cho việc bàn bạc về hôn sự của đôi uyên ương. Cụ thể, lễ dạm ngõ có ý nghĩa như sau:
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ