Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Lời phát biểu họ nhà gái “chuẩn không cần chỉnh” cho đám cưới Việt

29/07/2019 15571 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Đám cưới luôn là sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Để ngày vui thêm trọn vẹn, các nàng dâu tương lai hãy tham khảo những lời phát biểu họ nhà gái dưới đây nhé!

Chắc hẳn trong ngày trọng đại, các thành viên bên họ nhà trai và nhà gái đều hòa chung niềm vui lẫn sự hồi hộp, lo lắng của cô dâu chú rể. Bởi gia đình hai bên cũng mong muốn những nghi lễ cưới hỏi truyền thống được diễn ra thật trang trọng và suôn sẻ.

Trong đó, bài phát biểu trong ngày vui là khâu chuẩn bị cưới làm nhiều cô dâu chú rể cùng các bậc phụ huynh đau đầu. Những lời phát biểu họ nhà gái dưới đây sẽ giúp nhanh chóng bạn xóa tan nỗi lo âu này đấy!

Bài phát biểu đám cưới nhà gái

Về cơ bản, lời phát biểu của họ nhà gái và nhà trai đều không có nhiều sự khác biệt trong bố cục. Cả hai đều gồm 3 phần như phần giới thiệu, lý do và cuối cùng là lời chúc phúc cho đôi uyên ương một cuộc sống hôn nhân viên mãn. Trong nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt, đại diện nhà trai sẽ phát biểu trước sau đó nhà gái sẽ đáp lời.

Văn phong của bài phát biểu phải trang trọng, mạch lạc, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt trong lời phát biểu của nhà gái thường xuất hiện nhiều từ đồng ý và chấp thuận hơn, gần như là xuyên suốt bài phát biểu. Người đại diện họ nhà gái thường là người có địa vị, uy tín, sở hữu khả năng ăn nói lưu loát và mạch lạc.

Lời phát biểu nhà gái trong lễ ăn hỏi

Kính thưa quan viên quan họ, ông bà thân sinh của cháu … (tên chú rể) cùng toàn thể các vị khác quý, bạn bè của hai cháu đã đến đây chung vui trong ngày trọng đại của hai cháu. Tôi xin tự giới thiệu tôi là …, là … của cháu … (tên cô dâu). Nay, tôi xin phép thay mặt cho gia đình nhà gái có đôi lời phát biểu như sau.

Hôm nay, ngày trọng đại của hai cháu … (tên chú rể)  – … (tên cô dâu). Tôi xin chúc cho hai cháu luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau đến cuối cuộc đời. Ông cha ta có câu: “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, cháu … (tên cô dâu) nhà chúng tôi nay đã đến tuổi cập kê.

Sau một thời gian tìm hiểu giữa cháu… (tên chú rể) và cháu … (tên cô dâu), nay nhờ Ông Tơ – bà Nguyệt se duyên, đôi trẻ đã được bố mẹ hai bên chấp thuận cho hai cháu về lập gia đình. Tuy cháu đã lớn nhưng kinh nghiệm sống còn rất nhiều non kém, còn phải được bậc sinh thành hướng dẫn, khuyên bảo để cháu được trưởng thành hơn.

Gia đình chúng tôi xin được nhận lễ ăn hỏi, đồng thời gửi gắm cháu cho gia đình thông gia, nhờ ông bà dạy bảo, nhắc nhở cháu để cháu trở thành dâu hiền – con thảo cũng như người vợ đảm đang cho tổ ấm sau này.

Tôi xin đề nghị toàn thể quý vị nâng ly để chúc phúc cho hai cháu một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và viên mãn. (Hay mời nhà trai và toàn thể quý vị uống chén nước, ăn miếng trầu chúc mừng cho đôi trẻ).

Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp mặt của các vị khách quý trong ngày vui của hai cháu.

Lời phát biểu họ nhà gái trong lễ xin dâu

Kính thưa quan viên quan họ, ông bà thân sinh của cháu … (tên chú rể) cùng toàn thể các vị khác quý, bạn bè của hai cháu.

Lời đầu tiên cho tôi xin tự giới thiệu, tôi là … là … của cháu … (tên cô dâu) – đại diện cho họ nhà gái, cùng với ông/bà … là … của cô dâu và các thành viên trong gia đình xin được gửi lời chúc phúc tới toàn thể khách quý có mặt trong lễ rước dâu hôm nay.

Cũng như lời phát biểu của đại diện nhà trai, hôm nay là ngày lành tháng tốt và cũng là ngày bên nhà trai sang trao lời thưa chuyện. Trước hết, gia đình chúng tôi xin có lời cám ơn tới bên họ nhà trai vì đã có sự chuẩn bị chu đáo, nhiệt tình.

Tôi xin thay mặt cho gia đình nhà gái đồng ý cho hai cháu được tự do tìm hiểu và giờ thì được nên vợ, nên chồng với nhau. Chúc cho hai cháu một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và sớm sinh quý tử.

Sau lời phát biểu họ nhà gái, mẹ cô dâu sẽ dắt tân nương ra giới thiệu với hai họ

(Hay: Tôi xin thay mặt gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của nhà trai, chính thức nhận cháu … (tên chú rể) làm con rể, làm cháu dòng họ chúng tôi, đồng thời cho phép nhà trai đón cháu … (tên cô dâu ) về họ nhà trai để tổ chức lễ thành hôn cho 2 cháu).

Ngay từ giây phút này trở đi, hai cháu … (tên chú rể) và … (tên cô dâu) đã là dâu là rể trong nhà. Hai cháu còn trẻ, còn nhiều bỡ ngỡ nên kính mong toàn thể hai bên gia đình dạy dỗ, nhắc nhở, để hai cháu có thể làm tốt bổn phận làm con làm cháu trong nhà.

Gia đình chúng tôi cũng mong rằng: Hai cháu sẽ sống bên nhau hạnh phúc, gia đình thuận hòa, ấm cúng, làm ăn phát đạt, sớm sinh quý tử đầu lòng.

Thay mặt cho họ nhà gái, tôi xin được nhận lễ. Xin mời nhà trai uống chén nước và ăn miếng trầu chúc phúc cho đôi tân lang và tân giai nhân.

Bài phát biểu đám cưới nhà gái sau khi đón dâu

Kính thưa quan viên quan họ, ông bà thân sinh của cháu … (tên chú rể) cùng toàn thể các vị khác quý, bạn bè của hai cháu.

Trong ngày vui của hai cháu… (tên chú rể) và cháu … (tên cô dâu) thay mặt cho gia đình nhà gái tôi xin góp đôi lời phát biểu. Thật chẳng biết nói gì hơn để chúc mừng ngày vui của hai cháu, các cụ ta xưa có câu: “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, cháu … (tên cô dâu) là con gái của chúng tôi năm nay đã đến tuổi cập kê.

Cháu… (tên chú rể) và cháu… (tên cô dâu) tìm hiểu nhau cũng đã lâu. Nay nhờ mai mối của ông Tơ – bà Nguyệt mà hai cháu nguyện kết tóc se tơ, trăm năm hạnh phúc.

Tuy rằng cháu… (tên cô dâu) đã trưởng thành nhưng kinh nghiệm trong cuộc sống hôn nhẫn sau này vẫn còn non kém, Vì thế, tôi mong rằng các bậc sinh thành nhà trai sắp tới hãy chỉ bảo cho con dâu để cháu làm tròn bổn phận làm dâu, làm vợ và làm mẹ.

Chúc cho cuộc sống hôn nhân của các cháu sẽ luôn viên mãn, hạnh phúc tràn đầu. Vào ngày lành tháng tốt hôm nay, hai bên thông gia chúng tôi thống nhất tổ chức hôn lễ cho các cháu, để các cháu được chính thức trở thành vợ chồng.

Mong quan viên quan họ, ông bà thân sinh của cháu … (tên chú rể) và … (tên cô dâu) cùng các anh chị em hai họ cùng hoan hỉ, nâng ly rượu chúc mừng cho hạnh phúc của đôi trẻ.

Tôi xin thay mặt họ nhà gái chân thành cảm ơn!

Lời phát biểu họ nhà gái cho ngày trọng đại không cần quá cầu kỳ nhưng văn phong phải đảm bảo sự trang trọng, mạch lạc và ngắn gọn. Chúc cho các đôi uyên ương của Marry sẽ có một ngày trọng đại trọn vẹn và đáng nhớ nhé!

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.