Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Lưu ý quan trọng dành cho cô dâu khi may áo dài đám hỏi

28/06/2019 1954 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Cho dù thời đại nào, tà áo dài thướt tha và duyên dáng luôn là hình ảnh đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Để tự tin tỏa sáng khi sánh bước bên vị hôn phu, các nàng dâu mới nên lưu ý 3 điều dưới đây khi đặt may áo dài ăn hỏi nhé!

Trang phục luôn là khâu chuẩn bị cưới giành được nhiều sự quan tâm của các nàng dâu tương lai. Bởi hầu hết, cô gái nào cũng muốn mình thật xinh đẹp và duyên dáng trong ngày trọng đại. Nếu đang có ý định đặt may áo dài ăn hỏi, bạn hãy cùng Cưới Hỏi Long Phụng điểm qua 3 điều quan trọng trong khâu chuẩn bị cưới này nhé!

Chọn lựa màu sắc cho áo dài ăn hỏi

Các màu sắc rạng rỡ như vàng, hồng, trắng… luôn được ưu tiên lựa chọn để may áo dài cưới hỏi. Mỗi màu sắc đều mang một vẻ đẹp riêng, tùy theo sở thích của cô dâu để lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên nắm rõ áo dài đám hỏi nên mặc màu gì để phối màu phù hợp, giúp cô dâu không quá “lòe loẹt” hay đơn điệu.

Áo dài màu hồng

Khi chọn áo dài đám hỏi màu hồng, cô dâu nên kết hợp với quần trắng để làm dịu đi nét rực rỡ. Lưu ý rằng, nếu đã lựa chọn tông màu này cho trang phục đám hỏi, tân nương có thể tham khảo sắc vàng, trắng hoặc hồng nhạt cho áo dài bưng quả nhé!

Rạng rỡ với áo dài màu vàng

Với áo dài đám hỏi màu vàng, bạn nên kết hợp quần cùng màu hoặc quần trắng.. Bên cạnh đó, các nàng có thể tham khảo các họa tiết thêu hoặc phun hoa duyên dáng để tạo điểm nhấn cho trang phục. Phụ kiện cưới đi kèm như giày, vòng cổ… phù hợp là màu kem hay nude nhé.

Áo dài đám hỏi màu trắng

Nếu lựa chọn sắc trắng làm tông chủ đạo cho áo dài, chắc hẳn bạn thuộc tuýp người yêu thích nét đẹp tinh khôi, dịu dàng và thanh lịch. Để tránh sự đơn điệu, bạn có thể tham khảo các họa tiết vẽ tay hay đính đá sang trọng trên phần tà hay thân áo nhé.

Ngoài đám hỏi, cô dâu sẽ còn chuẩn bị nhiều trang phục khác cho hôn lễ như váy cưới và vest chú rể. Chính vì thế, bạn nên tiết kiệm chi phí cho khoản đặt may áo dài ăn hỏi. Lời khuyên cho các nàng là hãy tham khảo các thiết kế đơn giản để có thể tái sử dụng vào dịp khác sau ngày vui nhé!

Chọn lựa chất liệu phù hợp cho áo dài đám hỏi

Thông thường trong đám hỏi, cô dâu chú rể sẽ phải di chuyển rất nhiều để làm lễ và chào hỏi gia đình hai bên và các vị quan khách. Do đó, khi chọn chất liệu may áo dài, các nàng nên tham khảo những loại vải thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.

Các chất liệu như ren, gấm, lụa tơ tằm… đều là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Nếu yêu thích nét đẹp kiêu sa và sang trọng, cô dâu có thể chọn chất liệu ren cao cấp với các họa tiết cắt lazer cánh hoa nổi bật và cuốn hút. Gấm hay lụa tơ tằm là sự lựa chọn dành cho những tân nương ưa chuộng vẻ ngoài thanh lịch và tinh tế.

Khi chọn may áo dài, bạn nên chọn chất liệu có độ co giãn để tạo sự thoải mái. Độ rủ và mềm mại cũng là tiêu chí quan trọng quyết định dáng áo thướt tha. Không nên chọn loại vải quá mỏng, dễ tạo cái nhìn phản cảm cho những vị khách lớn tuổi.

Chọn lựa kiểu dáng áo dài đám hỏi: Cách tân hay truyền thống?

Không chỉ gói gọn trong thiết kế truyền thống, áo dài lễ hỏi ngày nay còn trẻ trung, hiện đại với các mẫu áo dài cưới cách tân. Phần cổ cũng đa dạng hơn với kiểu cổ tim, cổ thuyền, cổ tròn, cổ vuông… Phần lớn các kiểu cổ áo này đều phù hợp với không khí trang nghiêm của lễ đính hôn.

Tuy nhiên, các nàng tránh chọn thiết kế khoát quá sâu, vì sẽ làm cô dâu thiếu tự tin khi hoạt động trong đám hỏi. Nếu sở hữu thân hình “trăng rằm”, tân nương nên tham khảo áo dài cổ thuyền hay cổ tròn. Vì những thiết kế này sẽ giúp vóc dáng của bạn trông thon thả và cân đối hơn.

Với những nàng thấp người, ngoài việc sử dụng giày để “ăn gian” chiều cao, bạn cũng nên tránh mẫu cổ áo quá cao và dày. Bởi thiết kế này không chỉ làm bạn cảm thấy không thoải mái mà còn giảm đi chiều cao thực tế của các nàng nữa đấy!

Nếu đã trót lòng với nét đẹp cổ điển, truyền thống, áo dài ăn hỏi chắc hẳn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong ngày vui của cuộc đời. Với 3 bí quyết hữu ích khi đặt may áo dài ở trên, Cưới Hỏi Long Phụng hi vọng các nàng dâu mới sẽ nhanh chóng sở hữu được một bộ trang phục ưng ý khi sánh bước bên “một nửa” hoàn hảo trong lễ đính hôn nhé!

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.