Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Mâm quả cưới có nhất thiết phải là màu đỏ?

18/07/2019 2653 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Thật ra không chỉ mâm quả cưới, sắc đỏ là một trong những màu sắc được yêu thích và sử dụng rộng rãi trong đám cưới, nhất là với những nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại màu đỏ, mà không phải là bất cứ màu nào khác được ưa chuộng đến thế trong đám cưới, đặc biệt là mâm quả cưới? Liệu có thể chọn màu khác cho mâm quả cưới được không?

Tại sao mâm quả cưới thường là màu đỏ?

Từ xa xưa, màu đỏ luôn gợi cảm giác về tình yêu, sự lạc quan, sức sống và niềm đam mê. Rộng ra hơn nữa, màu đỏ còn tượng trưng cho những cuộc chinh phục và sự quyến rũ. Tổ tiên loài người coi màu đỏ là màu của lửa và máu – mang nguồn sinh lực và năng lượng tối cao. Hầu hết những biểu tượng màu đỏ đều được sinh ra trong một quá khứ đầy quyền lực.

Mâm quả cưới trong ngày trọng đại

Trong tình yêu, màu đỏ thể hiện sự nồng cháy, quyến rũ, bạo lực, nguy hiểm, giận dữ và phiêu lưu. Còn trong mâm quả cưới truyền thống của người Việt, màu đỏ có ý nghĩa cầu mong sự vui vẻ, đem lại may mắn cho cuộc hôn nhân của cô dâu chú rể.

Có thể chọn màu khác được không?

Hiện nay, ý tưởng cho đám cưới ngày một phá cách, sự khác biệt ngày một được ưa chuộng. Mâm quả cưới hỏi vì thế cũng được chăm chút nhiều hơn. Nhiều loại mâm tráp với nhiều kiểu dáng, màu sắc đa dạng, phong phú ra đời giúp các đôi uyên ương có thêm nhiều lựa chọn bên cạnh sắc đỏ truyền thống.

Mâm quả cưới hiện đại với nhiều màu sắc hơn từ vàng, ánh bạc, sơn mài thậm chí màu hồng

Tuy nhiên, hầu như màu đỏ luôn là lựa chọn phổ biến, không chỉ vì tính truyền thống mà vì đây là sắc màu tượng trưng cho hạnh phúc và hoàn hảo cho ngày cưới. Ngoài màu đỏ, nhiều cô dâu chú rể cũng rất ưa chuộng mâm quả màu vàng đồng, sắc màu biểu thị cho sự sang trọng, phú quý. Tông màu ánh kim là xu hướng mới trong đám cưới những năm gần đây, thể hiện sự lộng lẫy ấn tượng. Trong đám cưới miền Nam, nhiều cặp đôi đã chọn màu hồng trẻ trung cho mâm quả cưới. Bộ mâm quả màu hồng sẽ mang tới vẻ đẹp dịu dàng và làm lễ gia tiên trong ngày cưới thêm đặc biệt, ấn tượng.

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.