Mâm quả ngày cưới là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày cưới được dân tộc ta lưu truyền và gìn giữ cho đến tận ngày nay. Mâm quả cưới ở Việt Nam là do nhà trai gửi đến nhà gái được xem như món quà đầu tiên thể hiện tấm chân thành của nhà trai, nó ví như một lời mở đầu cho sự kết giao giữa hai nhà, cho một mối quan hệ mới bắt đầu. Nghi lễ này làm cho đôi vợ chồng trẻ cảm nhận rõ sự thiêng liêng và trách nhiệm của mình đối với gia đình nói chung và hôn nhân của mình nói riêng.
Tuy nhiên, số lượng mâm quả cưới và và sính lễ còn tùy thuộc vào phong tục tập quán, nền văn văn hóa của từng vùng miền, từng điạ phương, từng khu vực như mâm quả cưới ở miền Nam thường là số chẵn – 4, 6 hoặc 8 mâm còn mâm quả cưới ở miền Bắc thì chuộng số lẻ hơn – 5, 7 hay 9 mâm.
Tùy theo điều kiện kinh tế và quan niệm của từng gia đình mà lựa chọn sính lễ ngày cưới bên trong mâm quả, thông thường nhất vẫn là Trầu cau- Trà rượu đèn – Trái cây – Món ngọt – Món mặn, tất cả sẽ được sắp xếp theo số chẵn.
Mỗi mâm quả được chuẩn bị cho ngày cưới khi nhà trai mang sang nhà gái đều mang trong mình một ý nghĩa riêng.
Đây được xem như là mâm quả quan trọng nhất, một buồng cau xanh mướt đi kèm với lá trầu tươi tròn tượng trưng cho sự hòa hợp đẹp đôi của cô dâu – chú rể.
“Miếng trầu ăn kết làm đôi
Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”
Theo nhiều quan niệm khác nhau mà người ta chọn số lượng quả cau mỗi mâm cũng khác nhau. Người miền Nam ngày trước vẫn hay chọn 60 trái tượng trưng cho 60 năm cuộc đời, 60 năm cuộc sống vợ chồng. Nhưng theo thời gian, khi khoa học ngày càng phát triển, tuổi thọ của con người ngày càng tăng thì mâm quả trầu cau đã dần được nâng lên thành 80 trái với cùng một ý nghĩa như trên.
Còn ở miền Bắc thì lại chọn mâm quả trầu cau là 100 trái hay 105 trái nhằm mong ước đôi vợ chồng mới cưới sẽ được Trăm năm hạnh phúc.
Đây là mâm quả được dùng để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu dâng lên Tổ tiên để cầu mong sự phù hộ cho ngày vui được mỹ mãn.
Mâm quả bánh có thể là bánh phu thê, bánh cốm, bánh pía, bánh kem, … dù là tùy theo mỗi vùng miền sẽ chọn lựa các loại bánh khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các loại bánh đều mang vị ngọt – một sự ngọt ngào, dịu dàng dành cho nhau của đôi vợ chồng trẻ.
Mâm quả trái cây cũng giống như mâm trà rượu đều ngụ ý bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà bởi như mâm trái cây ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành là một điều tốt đẹp. Mâm quả trái cây mang nhiều màu sắc thể hiện sự vui vẻ trong một gia đình cũng như sự tươi ngon của mỗi loại quả được lựa chọn kỹ càng giống như sự chân thành, tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau.
Với nền văn minh lúa nước từ ngàn xưa mâm quả xôi gấc thơm dẻo được tạo thành từ hạt nếp cái hoa vàng hòa vào màu đỏ tươi của trái gấc chín mộng kết hình trái tim và 1 con gà hấp như một lời chúc mừng cho một niềm vui mới như một sự cầu mong cuộc sống mới của cô dâu chú rể được no đủ, đầm ấm.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo thêm những hình ảnh về mâm quả, các lễ vật trong lễ cưới hỏi, trang trí gia tiên hỏi cưới bạn có thể xem thêm tại: http://cuoihoilongphung.com
Nguồn: sưu tầm