Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Những ai nên có mặt trong lễ dạm ngõ?

24/07/2019 1033 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Tùy vào văn hóa và điều kiện hai bên gia đình mà thành phần tham dự lễ dạm ngõ có thể dao động ít hay nhiều, nhưng “lực lượng nòng cốt” không thể thiếu đó là cha mẹ hai bên và đôi uyên ương

Truyền thống lâu đời từ xưa đến nay, dựng vợ gả chồng luôn được người Việt ta xem là một trong những việc quan trọng nhất của đời người. Cổ nhân quan niệm rằng vợ chồng có chung sống hạnh phúc êm ấm với nhau đến đầu bạc răng long hay không, có sinh sôi con đàn cháu đống hay không, đa phần đều nhờ vào phong tục cưới hỏi được tuân thủ đúng lễ nghĩa. Thế nên nhất nhất từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ tiểu tiết đến đại sự đều phải được chuẩn bị một cách chỉn chu, tươm tất nhất.

Truyền thống cưới hỏi của người Việt xưa vô cùng cầu kỳ với nhiều lễ nghi

Tuy nhiên quan niệm hiện đại nay đã khác, người ta cho rằng nếu việc dựng vợ gả chồng quá nhiều lễ lạt lớn nhỏ, tiệc mừng cầu kỳ thì hai bên gia đình nhà trai – nhà gái sẽ phải chi những khoản tiền không nhỏ, tốn không ít thời gian, sức lực và không ít đôi tân gia nhân lâm vào cảnh miệt mài “kéo cày trả nợ” sau khi kết hôn. Việc này có lẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cắt giảm các lễ và các thủ tục rườm rà. Trong đó, lễ dạm ngõ cũng được đơn giản hóa với thành phần tham dự đã được gói gọn, “tinh lọc” những thành phần chủ chốt nhất của hai bên gia đình.

Những người tham dự lễ dạm ngõ là những thành viên thân thiết nhất với cô dâu chú rể

Thông thường, tham gia buổi lễ nhỏ trong phạm vi gia đình này có thể nhận thấy thành phần chủ yếu là người thân thiết:

+ Nhà trai: Bố mẹ (hoặc người lớn tuổi đại diện nhà trai nếu cha mẹ chú rể không còn), chú rể, họ hàng ruột thịt trong gia đình như ông bà, cô bác…

+ Nhà gái: Bố mẹ (hoặc người lớn tuổi đại diện nhà gái nếu cha mẹ cô dâu không còn), cô dâu, người thân trong nhà như ông bà, cô bác, anh chị em…

Lễ dạm ngõ nên được thực hiện đơn giản, thân tình và gần gũi với những người thân thiết nhất của cô dâu chú rể

Nhà trai thường có khoảng 4-5 người tham dự, còn nhà gái có thể có mặt nhiều hơn vì họ ở tại chỗ đón khách đến và là gia chủ nên thoải mái hơn.

Ngoài ra, tùy vào điều kiện và văn hóa từng nhà, lễ dạm ngõ tại nhiều gia đình chỉ có cha mẹ hai bên gặp gỡ nhau và đôi uyên ương. Hoặc đôi bạn trẻ thích vui vẻ có thể mời thêm một số bạn bè thân tới dự.

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.