Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Những kinh nghiệm tổ chức đám cưới xa tiết kiệm nhất

25/10/2019 3232 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Đám hỏi – đám cưới là sự kiện trọng đại cần nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, vì vậy nếu hai gia đình ở quá xa nhau sẽ dẫn đến nhiều trở ngại.Long Phụng chia sẻ với bạn một số kinh nghiệm tổ chức đám cưới xa để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ nhé. Chú rể Thành Đạt ở Nghệ An, cô dâu Bùi Thanh ở Hà Nội vừa hoàn thành xong nghi lễ ăn hỏi cách suôn sẻ, khoa học lại tiết kiệm chi phí. Cả hai cho biết kinh nghiệm tổ chức đám cưới xa như thế này cũng khá đơn giản.

1. Thủ tục cưới ở xa

Nơi Đạt làm việc và nhà cô dâu ở Hà Nội nên thuận tiện nhiều việc. Đạt chọn đặt dịch vụ đồ lễ tráp ăn hỏi và người bưng tráp ngay tại Hà Nội vì sau khi tham khảo thì Đạt thấy, đồ lễ bày biện đẹp, đầy đặn, dịch vụ bê tráp tốt lại chở đến tận nhà gái. Cưới hỏi là sự kiện trọng đại, ghi dấu cho một hành trình mới nên cặp đôi nào cũng muốn tổ chức đám cưới sao cho hoàn hảo nhất. Để không “bấn loạn” vì cưới, các cặp đôi cần biết mình cần gì để lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất.
 
Gia đình hai bên quyết định làm gộp lễ dạm ngõ và đám hỏi, nên đến ngày ăn hỏi, bố mẹ Đạt và họ hàng chỉ cần chuẩn bị trầu cau, tiền lễ đen, thuê một chuyến xe từ Nghệ An ra Hà Nội. Trước giờ vào nhà gái 30 phút, xe từ Nghệ An ra sẽ gặp đoàn bê tráp hỏi của Đạt tại một điểm gần nhà gái, sắp xếp lại đồ lễ lần cuối.
 
Kinh nghiệm tổ chức đám cưới xa của đôi vợ chồng này là đặt mâm lễ vật gần ngay nhà gái để tiện di chuyển
 
Với Hoàng Anh, chàng trai Hải Phòng cưới vợ Tuyên Quang lại có cách chuẩn bị đồ lễ khá sáng tạo. Hoàng Anh nhờ bên nhà gái, cụ thể là anh họ của cô dâu đứng ra chịu trách nhiệm đặt lễ giúp và nhờ luôn người bê tráp. Đến ngày giờ ăn hỏi đã định sẵn, đoàn nhà trai sẽ gặp, nhập vào đoàn bê tráp và vào nhà gái.
 
Hoàng Anh cho biết: “Hai đứa mình bàn bạc với hai bên gia đình, mọi người đều đồng ý và thống nhất làm theo kinh nghiệm tổ chức đám cưới xa này. Mình thấy đặt lễ luôn ở bên nhà gái rất hay. Thứ nhất, đồ lễ ăn hỏi sẽ phù hợp với phong tục ở quê vợ, tụi mình cũng tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại; thêm vào đó, không phải rườm rà, hồi hộp khi di chuyển đồ lễ đi quá xa”.

2. Kinh nghiệm cưới vợ ở xa

Ngày ăn hỏi và đám cưới của cô dâu Ngọc Hiệp (Bình Định) và chú rể Mạnh Hùng (Nam Định) được hai gia đình thống nhất tổ chức cách nhau một ngày. Vì điều kiện xa xôi, đi lại nhiều sẽ gây mệt mỏi cho gia đình nhà trai nên ba má Hiệp bàn bạc và đồng ý với nhà trai tổ chức ngày ăn hỏi và ngày cưới liền ngày nhau.
 
Ngọc Hiệp kể: “Ba má chồng mình chọn được cách rước dâu xa này thì mừng lắm, còn cảm ơn ông bà thông gia đã tạo điều kiện cho bên nhà trai”. Mình nhớ hai ngày đó vui và cũng để lại nhiều kỷ niệm với những người tham dự. Sau lễ ăn hỏi được tiến hành đúng thủ tục rước dâu xa, nhà gái mời nhà trai ở lại dự tiệc. Rồi nhà trai về khách sạn nghỉ lại một ngày. Trong thời gian chờ lễ cưới ngày hôm sau, mọi người từ Nam Định vào còn tranh thủ đi thăm thú, mua sắm. Mà dẫn đoàn toàn là người nhà gái nên mối quan hệ hai nhà trở nên thân thiết cho tới tận bây giờ.

Cô dâu Bảo Chi ở Lạng Sơn và chú rể Anh Tuấn ở Hà Nội đã gộp lễ ăn hỏi ở xa vào với lễ đón dâu trong cùng một ngày. Ngày đó, nhà trai chuẩn bị toàn bộ tráp lễ vật ăn hỏi, ngoài ra còn có một tráp trầu cau để khi tiến hành lễ ăn hỏi xong là xin dâu luôn. Lễ ăn hỏi diễn ra như bình thường. Rồi đoàn nhà trai xin phép ra về, bước ra khỏi nhà gái, coi như đã hoàn thành lễ ăn hỏi.
 
Tiếp đến, nhà trai cử người đại diện mang khay trầu cau vào để làm thủ tục xin dâu, rồi đoàn nhà trai mới được tiến vào đón dâu. “Gộp hai lễ trong đám cưới nên gia đình nhà chồng không phải mệt mỏi vì di chuyển nhiều mà việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị tiệc ở nhà mình cũng trở nên đơn giản hơn. Chỉ có cô dâu là tất bật trong việc trang điểm và thay váy. Sau lễ ăn hỏi, mình phải thay áo dài để mặc váy cưới rồi phải bới lại kiểu tóc cho thay đổi. May mà mình nhờ chuyên gia trang điểm tới tận nhà nên mọi việc đều rất nhanh gọn”, Bảo Chi chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đám cưới xa của mình.
 
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và tập quán của mỗi gia đình, mỗi địa phương để hai họ có những cách tổ chức đám cưới phù hợp. Vì ở xa nên thậm chí có cả những đám cưới không rước dâu. Bên cạnh đó, việc bàn bạc, thống nhất giữa hai gia đình dựa trên sự thông cảm và tạo điều kiện cho nhau cũng hết sức quan trọng để có một đám cưới tốt đẹp
Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.