Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Những lưu ý khi tổ chức cưới tại nhà thờ ở Việt Nam

21/06/2019 843 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Những lưu ý khi tổ chức cưới tại nhà thờ ở Việt Nam

Điều kiện bắt buộc để được làm lễ Hôn phối chính là cả cô dâu và chú rể đều phải theo đạo, và cả hai đều nhận được Giấy chứng nhận hoàn tất khóa giáo lý hôn nhân do nhà thờ tổ chức trong vòng 3 đến 6 tháng liên tục. Trong trường hợp cô dâu hoặc chú rể không theo đạo, buổi lễ kết hôn trong nhà thờ chỉ có thể diễn ra nhỏ gọn, nhanh chóng, gọi là Phép chuẩn.

1. Chọn nhà thờ Không phải uyên ương muốn tổ chức cưới ở bất cứ nhà nào cũng được, mà phải làm lễ ở nơi cô dâu hoặc chú rể sinh sống, đa số uyên ương chọn tổ chức cưới ở nhà thờ tại giáo xứ của cô dâu. Nếu muốn làm lễ cưới ở nhà thờ khác, phải có giấy ủy quyền của cha xứ tại giáo xứ của uyên ương gửi tới cha xứ của nhà thờ muốn tổ chức cưới.

Đa số uyên ương chọn tổ chức cưới ở nhà thờ tại giáo xứ của cô dâu

2. Chọn ngày cho buổi lễ Hôn phối Chọn ngày tốt cho Thánh lễ Hôn phối sẽ do Cha xứ chọn, chiếu theo lịch Công giáo. Nhưng trước khi gặp Cha xứ để xin chọn ngày, gia đình cần phải định xong thời gian tổ chức lễ vu quy, lễ thành hôn, điều này sẽ giúp Cha xứ cùng gia đình dễ dàng chọn được khoảng thời gian thích hợp phù hợp với mốc thời gian mà gia đình đã chọn. Điểm lưu ý thứ hai, trước lễ Hôn phối được diễn ra, nhà thờ sẽ đọc thông báo về việc kết hôn của 2 bạn trong suốt 3 tuần vào các thánh lễ hằng ngày để giáo họ xem xét nếu biết đôi bạn này có điều gì thiếu minh bạch, hoặc ai ngăn trở ngăn trở thì phải đến trình cùng Cha xứ gọi là Rao hôn phối (nếu muốn lễ hôn phối diễn ra nhanh hơn, gia đình có thể xin Cha xứ rút ngắn thời gian rao hôn phối còn 2 tuần). Khi đến gặp Cha xứ để làm thủ tục đăng ký thực hiện Lễ hôn phối, phải có mặt cả cô dâu – chú rể, đại diện 2 gia đình và 2 người làm chứng hôn của 2 gia đình, Thời gian gặp Cha xứ để lập thủ tục hôn phối là 3 tháng trước ngày cưới (theo quy định của Toà Giám mục).

3. Xưng tội trước Lễ cưới Đôi tân hôn buộc phải đi xưng tội trước Lễ cưới ít là 2 ngày.  Tham dự 1 buổi tĩnh tâm, nếu có thể.

4. Lựa chọn trang phục trong buổi lễ Nhà thờ không quy định trang phục dành cho cô dâu – chú rể là áo dài truyền thống hay soiree, veston, nhưng điều này không có nghĩa là các cặp đôi có thể ăn mặc tùy tiện khi cử hành thánh lễ. Ngày xưa, cô dâu thường mặc áo dài kín đáo trong lễ Hôn phối, nhưng nay soiree được các cô dâu ưu tiên hơn, tại các nhà thờ ở Việt Nam các cô dâu lưu ý tránh chọn những soiree cúp ngực, hay cổ áo khoét sâu, hở lưng, mà nên chọn soiree có tay để phù hợp nơi tôn nghiêm và sự thiêng liêng của buổi lễ.

5. Trang trí nhà thờ trong thánh lễ Hôn phối Tại nhà thờ thường có các hội đoàn, hội bà mẹ Công giáo, ca đoàn, các đơn vị này sẽ giúp đôi tân hôn thực hiện việc trang trí hoa, lễ vật dâng lễ, trang trí ghế dành riêng cho đôi tân hôn. Các bạn cần liên hệ trưởng hội đoàn giúp xứ để gửi chi phí trang trí và lễ vật. Riêng các cặp đôi muốn nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy hơn theo chủ ý của mình như trang trí thêm hoa, ruy băng dọc các hàng ghế, lối đi, hay trang trí cổng bong bay,… thì phải gặp Cha xứ để xin phép được bài trí, khi nhận được sự đồng ý của Cha, thì liên hệ tiếp đến trưởng hội đoàn phụ trách trang trí ngày lễ của bạn để họp bàn, thống nhất thực hiện.

Tại nhà thờ thường có các hội đoàn, hội bà mẹ Công giáo, ca đoàn, các đơn vị này sẽ giúp đôi tân hôn thực hiện việc trang trí hoa, lễ vật dâng lễ, trang trí ghế dành riêng cho đôi tân hôn

6. Chụp ảnh, quay phim Nên chọn thợ Công giáo hoặc thợ quen Phụng vụ Công Giáo, biết rành các diễn tiến buổi lễ, để lấy ảnh chính xác, không thừa không thiếu. Yêu cầu họ giữ tôn nghiêm trong Nhà thờ: không chạy, không đi lại nghênh ngang, không gây nhiễu, không gây chia trí …

7. Thực hiện các nghi thức trong buổi lễ Lễ Hôn phối là buổi lễ đặc biệt dành riêng cho các cặp đôi, do vậy sẽ có những trình tự, nghi thức cố định mà nhà thờ đưa ra. Những trình tự, nghi thức như Dâng lễ, đọc sách thánh, dâng lời nguyện ước, làm phép trao nhẫn, đón nhận bí tích thánh thể sẽ được Cha xứ hướng dẫn luyện tập một lần tại nhà thờ. Các bạn nên nhớ rằng, các bước đi, trình tự, lời nguyện ban đầu tưởng rằng dễ dàng, nhưng khi vào thánh lễ, là tâm điểm của giáo họ, các bạn sẽ thực sự rất hồi hộp dẫn đến việc quên, hoặc nói vấp, ngập ngừng, làm ảnh hưởng đến thời gian và phá vỡ nghi thức. Do đó, lời khuyên chân thành dành cho các bạn rằng, để nghi thức được diễn ra suôn sẻ, các bạn cần luyện tập nhiều lần ngay tại nhà thờ đến khi nhuần nhuyễn, đồng thời về nhà, cần đứng trước gương đọc to bài đọc sách thánh, học thuộc lời nguyện ước, có như vậy thánh lễ Hôn phối của bạn mới có được một không khí thật thiêng liêng. Sau khi buổi lễ kết thúc, đôi tân hôn sẽ được Cha xứ hướng dẫn thực hiện nghi thức Ký sổ Hôn phối, cùng với các chữ ký của Cha xứ, chữ ký chứng giám hôn phối của 2 người làm chứng đại diện cho cô dâu, chú rẽ. Và tới đây, mọi nghi thức đã hoàn tất, đôi tân hôn chính thức là vợ chồng trong giáo họ.

Trình tự nghi lễ cụ thể như sau:

- Lễ cưới sẽ diễn ra tại nhà thờ với người làm chứng, người chứng hôn (thường cha xứ đảm nhận nhiệm vụ này).

- Uyên ương sẽ trao đổi lời thề nguyện bên nhau trọn đời. - Làm phép thành hôn và uyên ương trao nhẫn cưới

- Sau khi thủ tục đã xong, cặp đôi sẽ ký tên vào sổ Hôn phối của nhà thờ.

Cử hành hôn lễ trong nhà thờ, dưới sự chứng giám của cha xứ và người thân sẽ khiến đôi uyên ương hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình. Đồng thời, cặp đôi cũng có trách nhiệm trọn đời bên nhau, cùng chăm sóc con cái, gìn giữ hôn nhân bền vững.   
 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.