Người Hoa sống tại Việt Nam chiếm một phần không nhỏ. Như tại Sóc Trăng hiện nay có khoảng hơn 80 ngàn người hoa sinh sống, ngoài ra, người Hoa còn sống tại nhiều vùng khác trên đất nước Việt Nam. Tuy sinh sống tại Việt Nam lâu năm nhưng các gia đình người Hoa vẫn giữ được những nét đặc trưng của dân tộc. Đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Hoa tại Việt Nam, họ rất coi trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải môn đăng hộ đối và thực hiện đủ các lễ nghi truyền thống.
Để đi đến hôn nhân theo phong tục cưới hỏi của người hoa cần phải trải qua các bước chính như: xem tuổi, lễ ăn hỏi, báo cưới và lễ cưới...
Khi đôi trai gái yêu nhau và có ý định tiến tới hôn nhân, chàng trai sẽ thưa chuyện với gia đình và nhờ người sang nhà gái để xin sự chấp thuận Nếu được chấp thuận thì lấy tuổi của cô gái về xem. Nếu tuổi không hợp nhau nằm trong tứ hành xung thì không được kết hôn với nhau. Việc so tuổi được thực hiện vào đầu xuân năm mới.
Việc lấy lá số so tuổi tác của đôi trai gái rất được cho là rất quan trọng của người Hoa
Theo phong tục cưới hỏi của người Hoa, sau khi lấy lá số so tuổi nếu hai bạn hợp tuổi với nhau, nhà trai thường đến nhà gái cùng một người gọi là người mai mối để đại diện nhà trai hỏi cưới, người mai mối này được tin là mang duyên lành nối dây tơ hồng cho hai bên đến được với nhau. Khi đi thường mang theo các lễ vật như:
Lễ vật ăn hỏi của người Hoa không quá cầu kỳ nhưng vẫn giữ nét đặc trưng và truyền thống
Sau khi hỏi cưới, nhà gái sẽ mời nhà trai dùng bữa cơm như một lời ưng thuận. Việc thỏa thuận lễ vật và tiền dẫn cưới sau đó cũng được người mối ở lại nói chuyện cùng nhà gái.
Lễ cưới của người Hoa tại Việt Nam
Ngày nay, theo phong tục cưới hỏi của người hoa ở Việt Nam được tổ chức giản tiện hơn nhưng không kém phần trọng thể. Việc cử hành hôn lễ được tổ chức phù hợp với kinh tế gia đình, không câu nệ về hình thức nhưng vẫn đảm bảo được các nghi thức trọng yếu và vẫn giữ được bản sắc văn hóa của người Hoa trong sự giao thoa văn hóa với Việt Nam.
Lễ cưới của người Hoa thường được tổ chức vào cuối năm cũ đầu năm mới. Trong đám cuới cổ truyền, cô dâu mặc xiêm áo màu hồng bằng gấm thêu. Cô dâu bới tóc và được thoa dầu bóng, dắt trâm hình cành hoa đỏ và lá trắc bá diệp tươi trên đầu đội mũ phụng. Còn Chú rể sẽ mặc xiêm áo bằng gấm hồng thêu hình rồng, trên đầu đội mũ quả bí và trên ngực cài bông hoa to màu đỏ.
Cô dâu, chủ rể được trang điểm cầu kỳ và rạng rỡ trong trang phục truyền thống của người Hoa
Trong ngày cưới, chú rể đến nhà cô dâu từ chiều hôm trước. Ở nhà gái, chú rể phải tự rót nước mời họ hàng thân thích của cô dâu. Sau các thủ tục đó chú rể trở về nhà chỉ có hai cô gái chưa chồng và ông mối ở lại nhà gái để hôm sau đưa dâu về.
Không khí trong lễ cưới của người Hoa rất vui vẻ nhưng vẫn giữ được vẻ tôn nghiêm và sự sang trọng
Ngày đón dâu chú rể và phù rể đón dâu ở giữa đường, khi cô dâu về tới nhà trai, bố mẹ chồng nếu có tuổi không xung khắc với cô dâu thì ra đón, nếu có tuổi xung khắc thì tránh gặp mặt và đợi cô dâu bước vào nhà mới xuất hiện. Khi đến nhà trai cô dâu và chú rể phải thực hiện ba lễ bắt buộc: nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái.
Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái là ba nghi lễ bắt buộc trong lễ cưới của người Hoa
Sau khi thực hiện xong các nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên, cô dâu chú rể đi chào cô bác bên chồng. Đêm động phòng hai vợ chồng phải uống rượu hợp cẩn gọi là giao bôi.
Lễ lại mặt
Lễ lại mặt của người Hoa thường tiến hành sau lễ cuới một ngày. Trong lễ lại mặt, ông mối và đôi vợ chồng trẻ phải mang một đôi gà hai chai rượu và một mâm xôi sang nhà gái thưa chuyện. Sau lễ lại mặt cha mẹ cô gái mới chia hồi môn cho con.
Dù sinh sống ở đâu đi nữa, người Hoa vẫn gìn giữ được nét đẹp văn hóa trong đám cưới của dân tộc mình khiến bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và thán phục.