Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Tìm hiểu các nghi lễ cần có ở đám cưới

13/07/2019 1592 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Dù giản tiện đến đâu, các cô dâu chú rể Việt Nam vẫn không thể bỏ qua 3 nghi thức truyền thống trong đám cưới, đó là lễ ăn hỏi, đón dâu và lại mặt.

Trong suy nghĩ của nhiều cô dâu chú rể hiện đại, nghi lễ truyền thống có phần rườm rà, không cần thiết, nhưng đó lại thể hiện văn hóa cưới hỏi đặc thù của dân tộc. Dù giản lược, bỏ qua nhiều nghi thức, nhưng có 3 phong tục cưới mà không gia đình nào bỏ qua, đó chính là lễ ăn hỏi, đón dâu và lại mặt. Để chuẩn bị tốt cho 3 nghi lễ này, cô dâu chú rể cần hiểu rõ ý nghĩa, cũng như quy trình hành lễ.

Các mâm tráp ngày ăn hỏi được phủ vải điều đỏ

1. Lễ ăn hỏi

Ý nghĩa:

Nghi lễ này được coi như lễ đính hôn trong phong tục truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.

Cách thức tiến hành:

Đối với miền Bắc, lễ vật nhà trai cần chuẩn bị số lễ là lẻ, bao gồm 5, 7, 9 hay 11 lễ. Còn ở miền Nam lại ngược lại, nhà trai phải chuẩn bị số lễ chẵn. Ở cả hai miền, nhà gái đều là người quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật. Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, chè, mứt sen, bánh cốm, hoa quả, xôi, lợn. Các lễ vật sẽ tùy điều kiện gia đình hai nhà mà chuẩn bị.

Vào ngày đẹp đã định sẵn, nhà trai gồm các bô lão trong họ, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang tráp đến nhà gái, các tráp này sẽ được bưng bê bởi những thanh niên chưa vợ, đồng thời nhà gái cũng phải có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để đỡ tráp. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu diện áo dài truyền thống, còn chú rể mặc vest.

Thủ tục ăn hỏi tiến hành tại nhà gái, có dựng phông rạp, chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo để mời họ hàng hai bên. Khi các vị quan khách hai bên đã an tọa, đại diện nhà trai và nhà gái chính thức chào hỏi, cũng như xin phép nhau để cho đôi trai gái được kết duyên. Sau khi hai gia đình đã đồng ý cho đôi uyên ương trẻ tiến tới hôn nhân, bố mẹ sẽ đưa cô dâu chú rể tương lai lên thắp hương, làm lễ gia tiên, báo cáo với tổ tiên nhà gái. Thủ tục cuối cùng là cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách.

Trong ngày cưới, cổng nhà đôi uyên ương sẽ làm tổng hoa, căng biển.

2. Đón dâu

Ý nghĩa:

Nghi lễ này là lời thông báo chính thức tới gia đình nhà gái về việc thành hôn của đôi uyên ương trẻ. Sau lễ đón dâu, cô dâu sẽ theo chồng về nhà mới, trở thành người đã lập gia đình. Với nhiều người, lễ đón dâu còn quan trọng hơn việc đãi tiệc mời khách và cả lễ ăn hỏi.

Cách thức tiến hành:

Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ mang hoa cưới, đi xe hoa, cùng bố mẹ, họ hàng tới nhà gái xin dâu, rước cô về nhà chồng. Cô dâu sẽ diện váy cưới và chú rể diện vest lịch lãm.

Tương tự như lễ ăn hỏi, lễ đón dâu cũng được tiến hành tại nhà gái. Đại diện nhà trai, gồm 2 người phụ nữ thân thiết với chú rể, sẽ sắm cơi trầu, quả cau và vào nhà gái xin dâu trước. Sau lễ xin dâu sẽ là nghi thức đón dâu.

Cả đoàn nhà trai sẽ cùng có mặt tại nhà gái. Lúc này nhà gái đã chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo để mời gia đình thông gia. Hai gia đình sẽ cùng chuyện trò, đại diện nhà trai xin được đón cô dâu về. Sau khi nhà gái đồng ý, đôi uyên ương trẻ sẽ cùng cha mẹ làm lễ gia tiên, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Khi về đến nhà chú rể, cô dâu chú rể cũng làm lễ gia tiên tại đây và diễn ra các nghi thức trao quà cho đôi trẻ. Tùy theo từng gia đình, hai nhà sẽ tổ chức tiệc ngọt hay tiệc mặn, tổ chức chung hay tổ chức riêng ở nhà hoặc tại khách sạn.

Hiện nay để giản tiện, nhiều gia đình gộp lễ ăn hỏi và đón dâu trong một ngày. Tuy thời gian gộp lại, nhưng các nghi lễ, vật phẩm, lễ vật vẫn cần chuẩn bị đầy đủ.

Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên trong cả lễ ăn hỏi và đón dâu.

3. Lại mặt

Ý nghĩa:

Sau đám cưới vài ngày, chú rể sẽ đưa cô dâu về lại nhà mẹ đẻ để thăm hỏi, tặng quà. Nghi thức này mang ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà cũng phải quan tâm, chăm sóc tới gia đình nhà vợ. Ngoài ra, lễ lại mặt cũng khiến tâm lý cô dâu thấy thoải mái, dù phải xa gia đình đi làm dâu nhưng vẫn được thường xuyên gặp gỡ cha mẹ và giữ mối quan hệ gắn bó.

Cách thức tiến hành:

Sau đám cưới, khi cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái, làm lễ chào hỏi bố mẹ cô dâu. Đây được gọi là lễ lại mặt, hay lễ nhị hỷ. Thời gian vợ chồng mới cưới về nhà gái lại mặt là từ 1 đến 4 ngày sau khi thành hôn. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như tùy thuộc vào điều kiện, công việc của cô dâu chú rể.

Trước kia lễ lại mặt cầu kỳ, cần có trầu cau, rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt lợn để mang về thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tuy nhiên hiện nay các gia đình đã giản tiện bớt, nhiều gia đình chỉ chuẩn bị một gói quà gồm bánh kẹo, rượu, thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Gia đình nào có điều kiện hơn sẽ chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ. Khi về tới nhà cô dâu, bố mẹ cô dâu sẽ làm cơm để mời con rể. Bữa cơm này thường thân mật và chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình thân thiết.

Với tư duy thoáng như hiện nay, các nghi lễ truyền thống vẫn được giữ gìn, nhưng cách thực hiện cũng có nhiều biến đổi. Việc cầu kỳ hay phức tạp cũng có thể linh động, tùy thuộc vào phong cách, nếp sống của từng gia đình.

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Ý Nghĩa Tráp Dạm Ngõ

    Lễ dạm ngõ là một phong tục truyền thống trong văn hóa của người Việt Nam, thường diễn ra trước khi chính thức tổ chức lễ cưới. Đây là buổi gặp gỡ giữa gia đình nhà trai và gia đình nhà gái, nhằm mục đích thăm dò, bày tỏ thiện chí và sự tôn trọng, đồng thời làm bước khởi đầu cho việc bàn bạc về hôn sự của đôi uyên ương. Cụ thể, lễ dạm ngõ có ý nghĩa như sau:
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ