Tráp rồng phượng mới xuất hiện gần đây lại có giá khá cao nhưng đang được nhiều cặp đôi rất ưa chuộng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về kiểu tráp này có gì đặc biệt và thu hút mà xuất hiện nhiều trong các đám hỏi đến như vậy nhé!
Tráp cưới là món lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người Việt. Ngoài những tráp lễ thông thường, các gia đình có điều kiện còn đặt làm những bộ tráp rồng phượng cực kỳ hoành tráng và công phu.
Hình tượng rồng – phượng đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt Nam từ lâu đời. Rồng và phượng là hai con vật xuất hiện trong bộ tứ linh của văn hóa người Việt Long – Lân – Quy – Phượng.
Theo như phong tục xưa của người Việt Nam, trong đám hỏi, đám cưới thường có biểu tượng rồng và phượng để thể hiện cho hôn nhân hòa hợp, tài lộc và có nhiều con cái.
Rồng còn được xem là biểu tượng may mắn mạnh nhất trong phong thủy Trung Quốc tượng trưng cho sự bắt đầu tươi mới .
Phượng hay còn gọi là Phụng Hoàng trong phong thủy được xem là vua của các loài có cánh. Nó tượng trưng cho sự hồi phục, vươn lên đến đỉnh cao của thành công và thịnh vượng .
Trong văn hóa cưới của người Việt, tráp kết rồng phượng thể hiện cho tình yêu đôi lứa khăng khít không thể tách rời nhau. Hình ảnh đôi rồng – phượng song hành trong đám hỏi thể hiện sự quấn quýt, sự sum vầy.
Tráp kiểu rồng phượng còn mang ý nghĩa của sự may mắn, phú quý, của niềm vui hanh phúc, của sự thịnh vượng cho ngày ăn hỏi.
Theo nghi thức cưới từ xưa nay của người Việt, đám hỏi thường có 7 tráp hoặc 5 tráp. Trong đó có 2 tráp trầu cau và trái cây. Đây là 2 loại tráp thường được chọn để kết rồng và phượng.
Mẫu tráp cưới công phu này hiện nay được các nghệ nhân kết từ các loại hoa quả nhiều màu sắc quen thuộc hàng ngày như lê, táo đỏ, cam, nho Mỹ…
Tùy theo yêu cầu của gia chủ, người nghệ nhân sẽ kết đủ các thứ quả hoặc chọn loại phù hợp nhất để tạo hình .
Thông thường tráp rồng phượng sẽ được kết với 5 loại quả (ngũ quả) với số lượng theo yêu cầu.
Nhiều người chắc hẳn sẽ thắc mắc không biết được thân con rồng và phượng trên tráp được làm từ nguyên liệu gì? Câu trả lời chính là lá và trái dứa hay còn được gọi là trái thơm (miền Nam).
Các lá dứa được sử dụng cắt tỉa khéo léo và gắn bằng các hạt kim sa óng ánh và uốn mềm mại trên thanh nan tre được trụ vững chắc.
Ngoài ra còn có tráp trầu cau được kết hình rồng phượng từ trái cau. Thân rồng cũng được kết từ cau và lá dứa.
Tầm quan trọng của tráp lễ trong đám hỏi
Theo truyền thống của dân tộc, tráp ăn hỏi là lễ vật quan trọng nhất quyết định cho một đám cưới thành công. Nhà gái nhận tráp trong lễ ăn hỏi tức là đồng ý gả con cho nhà trai.
Kể từ đó, đôi trai gái có thể coi là vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Mâm tráp lễ hỏi có thể xem là vật đánh dấu mối quan hệ vợ chồng của cặp đôi trong hôn nhân.
Bên cạnh kiểu tráp kết rồng phụng như trên, nhà trai có thể chuẩn bị tráp kết hoa hoặc trái tim tùy ý rất đẹp mắt khác. Có thể nói tráp đám hỏi càng công phu, hoành tráng sẽ càng thể hiện được thành ý của nhà trai dành cho nhà gái.
Lễ ăn hỏi với sự xuất hiện của những cỗ tráp cầu kỳ, công phu sẽ vừa thể hiện thành ý của nhà trai vừa điểm tô cho đám hỏi nhà gái thêm long trọng sung túc. Đó cũng là lý do vì sao tráp rồng phượng có giá khá cao nhưng lại được nhiều gia đình chọn để sắm sửa cho ngày đám hỏi của đôi lứa.