Khoảng cách gia đình cô dâu và chú rể quá xa hoặc điều kiện đi lại giữ hai nhà hạn chế thì việc gộp chung đám hỏi và đám cưới thành một ngày hoàn toàn là lựa chọn hợp lý, tiết kiệm được thời gian lại tiết kiệm được chi phí cho ngày cưới.
Hiện nay thì vấn đề gộp hai ngày đại lễ là lễ ăn hỏi và lễ đón dâu và mời khách vào cùng một ngày đã khá phổ biến. Cách này sẽ giúp cho các bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho đám cưới, đặc biệt đây là giải pháp tốt nhất dành cho cặp đôi có khoảng cách địa lý cách xa nhau như hai miền Nam-Bắc.
Tổ chức lễ ăn hỏi
Thông thường thì khi gộp lễ ăn hỏi và lễ đón dâu lại thành một ngày sẽ được tổ chức như sau
Ưu điểm của cách tổ chức lễ ăn hỏi và lễ đón dâu vào cùng một ngày mang lại cho cả hai gia đình sự thoải mái, chỉ cần chuẩn bị một lần cho tất cả các nghi thức truyền thống. Ngoài ra thì việc gộp lại hai đại lễ sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí di chuyển hoặc chi phí trang trí, chi phí cho việc đãi tiệc các vị khách mời.
Theo quan điểm của chúng tôi thì dù tổ chức đám hỏi và đón dâu, đãi tiệc chỉ trong một ngày đi chăng nữa nhưng cả hai bên gia đình cũng cần phải đảm bảo làm sao cho mọi nghi thức cưới vẫn cần đảm bảo được sự sang trọng, đầy đủ. Ngay cả với trang phục và lễ phục trong cả hai nghi thức đại lễ này thì cô dâu và chú rể cung với gia đình cũng cần phải đảm bảo được sự sang trọng, đầy đủ. Đối với phần lễ phuc, cô dâu chú rể cùng gia đình cũng nên chuẩn bị tươm tất như khi tổ chức tách hai nghi thức này làm trong hai ngày riêng biệt.
Tổ chức lễ cưới trong niềm vui của tất cả mọi người
Để có thể hiểu được một số tục lệ cũng như sắp xếp lịch trình cho đám cưới của mình được diễn ra một cách phù hợp, bạn đọc có thể tham khảo gợi ý dưới đây của chúng tôi:
1. Thời gian
- Trong cùng một buổi (hoặc một ngày), lễ hỏi sẽ diễn ra trước, sau đó đến lễ đón dâu.
- Thời gian thực hiện nghi thức cần rút gọn để kịp giờ cho cả hai nghi thức.
- Nhiều gia đình cũng chọn cách làm lễ ăn hỏi buổi sáng, đến chiều làm lễ đón dâu để không quá gấp gáp.
- Nhà trai sẽ chuẩn bị luôn mâm tráp (quả) để ra mắt gia đình nhà gái. Thường nhà gái ở miền Bắc chỉ yêu cầu một lần tráp cho cả lễ ăn hỏi và lễ đón dâu, nên khi gộp nghi thức, số lượng tráp và chuẩn bị không thay đổi. Nhưng với cô dâu miền Nam, thông thường nhà trai chuẩn bị hai lần quả, một lần cho lễ hỏi, một lần cho lễ đón dâu. Nên khi gộp trong cùng một ngày, cần bàn bạc trước với nhà gái xem có thể chuẩn bị một lần số lượng quả, hay vẫn giữ nguyên hai lần mâm quả.
2. Lịch trình
- Lễ hỏi diễn ra trước nhưng ngắn gọn, nhường thời gian chính cho lễ đón dâu.
- Gia đình nhà gái cũng sẽ lại quả, chia lễ vật trong các mâm tráp cho nhà trai. Nhưng vì thời gian không nhiều, nên cần làm nhanh chóng.
- Khi lễ hỏi xong, đoàn nhà trai thường rời khỏi nhà gái, sau đó mới đem cơi trầu trở lại để xin dâu.
- Cô dâu cũng phải xuất hiện hai lần, một lần ở lễ hỏi, một lần ở lễ đón dâu để chào quan khách và thắp hương trên bàn thờ gia tiên.
- Sau đó nhà trai đón cô dâu về nhà mới và thực hiện lễ gia tiên tại nhà trai.
- Việc đãi tiệc cũng sẽ diễn ra theo điều kiện thực tế của hai gia đình, có thể đãi chung, hoặc nhà gái mời khách trước, nhà trai mời khách sau khi đón dâu.
3. Trường hợp đặc biệt
Riêng với nhiều nhà coi trọng chọn giờ lành tháng tốt thì có thể chỉ tiến hành lễ đón dâu mà bỏ qua lễ ăn hỏi. Vì trong một ngày, không có quá nhiều giờ tốt để lựa chọn. Nếu nhà trai và nhà gái thống nhất, chỉ làm một lễ đón dâu. Quan trọng nhất là cả hai cùng chung suy nghĩ và ủng hộ quyết định của nhau để tạo nên ngày cưới giản tiện mà hạnh phúc cho đôi trẻ.