Khoảng cách gia đình cô dâu và chú rể quá xa hoặc điều kiện đi lại giữ hai nhà hạn chế thì việc gộp chung đám hỏi và đám cưới thành một ngày hoàn toàn là lựa chọn hợp lý, tiết kiệm được thời gian lại tiết kiệm được chi phí cho ngày cưới.
Hiện nay thì vấn đề gộp hai ngày đại lễ là lễ ăn hỏi và lễ đón dâu và mời khách vào cùng một ngày đã khá phổ biến. Cách này sẽ giúp cho các bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho đám cưới, đặc biệt đây là giải pháp tốt nhất dành cho cặp đôi có khoảng cách địa lý cách xa nhau như hai miền Nam-Bắc.
Cách gộp hai ngày ăn hỏi và đón dâu
Tổ chức lễ ăn hỏi
Thông thường thì khi gộp lễ ăn hỏi và lễ đón dâu lại thành một ngày sẽ được tổ chức như sau:
- Lễ ăn hỏi tiến hành trước: Nhà trai sẽ thực hiện việc trao mâm tráp cho nhà gái, phía đại diện nhà trai sẽ xin phép quan viên hai họ để cô dâu đón chú rể ra mắt họ hàng. Tiếp đến thì cặp đôi sẽ được thắp hương trên bàn thờ để ra mắt gia tiên.
- Sau khi nghi thức tiến hành lễ ăn hỏi kết thúc thì nhà trai sẽ xin phép cáo từ, bước ra khỏi nhà gái thì nghi lễ ăn hỏi chính thức đã hoàn thành.
Ưu điểm của việc tổ chức lễ ăn hỏi và lễ đón dâu trong cùng một ngày
Ưu điểm của cách tổ chức lễ ăn hỏi và lễ đón dâu vào cùng một ngày mang lại cho cả hai gia đình sự thoải mái, chỉ cần chuẩn bị một lần cho tất cả các nghi thức truyền thống. Ngoài ra thì việc gộp lại hai đại lễ sẽ giúp tiết kiệm được tối đa chi phí di chuyển hoặc chi phí trang trí, chi phí cho việc đãi tiệc các vị khách mời.
Điểm hạn chế của việc gộp hai lễ ăn hỏi và lễ cưới trong một ngày
Có khá nhiều cô dâu và chú rể cảm thấy việc kết hợp như vậy lại không mang tới sự sang trọng hoặc cảm thấy cập rập, gấp rút. Theo chia sẻ của bạn Hương Thanh “Gia đình mình ở Thái Bình, chú rể ở Sài Gòn và bọn mình quen nhau khi cả hai cùng chung công việc trong đó. Khi tới ngày cưới, nhà trai muốn gộp hai ngày cưới và ngày ăn hỏi vào một ngày để tiện công đi lại. Theo suy nghĩ và cảm nhận của mình thì như vậy cũng được nhưng những người họ hàng, người thân trong gia đình mình góp ý chỉ cần mặc áo dài cho cả lễ ăn hỏi và lễ đón dâu không cần mặc váy cưới. Mình thấy như thế chẳng giống đám cưới chút nào và cảm thấy tủi thân. Hiện tại thì mình chưa biết xếp lịch trình ngày cưới và trang phục đám cưới như thế nào cho ổn”.
Dù tổ chức đám hỏi và đón dâu, đãi tiệc chỉ trong một ngày đi chăng nữa nhưng cả hai bên gia đình cũng cần phải đảm bảo làm sao cho mọi nghi thức cưới vẫn cần đảm bảo được sự sang trọng, đầy đủ. Ngay cả với trang phục và lễ phục trong cả hai nghi thức đại lễ này thì cô dâu và chú rể cung với gia đình cũng cần phải đảm bảo được sự sang trọng, đầy đủ. Đối với phần lễ phuc, cô dâu chú rể cùng gia đình cũng nên chuẩn bị tươm tất như khi tổ chức tách hai nghi thức này làm trong hai ngày riêng biệt.
Gợi ý lịch trình khi kết hợp lễ ăn hỏi và lễ cưới trong cùng một ngày
Để có thể hiểu được một số tục lệ cũng như sắp xếp lịch trình cho đám cưới của mình được diễn ra một cách phù hợp, bạn đọc có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Hai bên gia đình có thể sắp xếp tổ chức lễ ăn hỏi vào buổi sáng, sau đó thì tổ chức đón dâu vào buổi chiều để hai nghi lễ này có thể tách rời hẳn nhau. Từ đó thì có thể giúp cô dâu có thời gian để thay đổi trang phục áo dài của lễ ăn hỏi thành trang phục cưới dành cho lễ đón dâu.
- Nếu cả hai gia đình của cặp đôi có khoảng cách địa lý khá xa nhau, mất nhiều thời gian trong việc di chuyển bằng máy bay thì có thể tiến hành lễ ăn hỏi vào ngày hôm trước. Sau đó tổ chwucs lễ đón dâu và sáng sớm hôm sau để cô dâu cùng gia đình nhà trai có kịp thời gian hơn. Ngoài ra gia đình chú rể cũng có thể tới sớm trước một ngày so với với ngày dự định để thuê khách sán ở lại tới sau ngày ăn hỏi, chơ tời hôm sau sang đón dâu.
- Về phần lễ phục thì cô dâu chú rể cũng nên chọn cả áo dài và váy cưới để mặc trong từng nghi thức. Ngày cưới chỉ có một lần trong đời người nên các cô dâu chú rể nên chọn trang phục mình thấy thật ưng ý để có được tâm lý thỏa mái, vui vẻ cũng như lưu lai được bức hình đẹp mắt trong các bức ảnh.