Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Tổng hợp những điều kiêng kỵ trong đám cưới xưa và nay

23/07/2019 2621 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới này được truyền từ xưa đến nay, trong đó có nhiều tục lệ đã dần mờ nhạt nhưng có không ít gia đình vẫn một mực giữ gìn. Mời bạn cùng tham khảo để chuẩn bị cho đám cưới sau này thêm trọn vẹn.

Theo quan niệm của người Việt, để cặp uyên ương êm ấm vui sống tới đầu bạc, răng long thì khi chuẩn bị đám cưới phải nhớ những điều kiêng kỵ trong đám cưới này, tránh mọi sai sót, điềm xấu xảy ra.

Đám hỏi có gì cần tránh?

Đầu tiên, khi nhà trai đến ăn hỏi, cô dâu nhất định phải ở trong phòng kín, không được tự ý ra trước sẽ bị xem là thiếu lễ phép. Phải đến khi hai nhà thưa chuyện xong xuôi thì chú rể mới vào dắt cô dâu ra ngoài mời nước họ hàng.

Ở miền Bắc, nhà gái phải làm lễ xé cao. Ở miền Nam, chú rể lo xé cau còn cô dâu xếp trầu để thắp hương trên bàn thờ, tục truyền ai làm nhanh hơn thì sau sẽ nắm quyền chủ động. Ngoài ra cau phải xé, không dùng dao cắt vì ông bà ta cho rằng như thế là điềm báo chia cắt, không tốt.

Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ gia tiên có được chuẩn bị đầy đủ hay không thể hiện sự chu đáo của mỗi nhà. Tùy điều kiện kinh tế và tập tục mỗi miền mà bàn gia tiên mỗi nhà mỗi khác nhưng đều kỵ việc bài trí sơ sài. Dù thế nào cũng phải lau dọn sạch sẽ, bày biện đẹp mắt, phải có mâm cỗ cúng, xôi rượu, hoa quả…

Kiêng kị khi đón dâu

Khi cô dâu theo chồng về nhà trai thì phải đi thẳng, không ngoái nhìn hay tỏ vẻ quyến luyến. Bởi dân gian cho rằng nếu cô dâu đi còn ngoảnh đầu nhìn lại thì sau này dễ ngỗ ngược, không chu đáo việc nhà chồng. Tuy nhiên, điều này đến nay cũng không còn nhiều nơi giữ lại.

Còn có tục mẹ đẻ không được theo đưa con gái về nhà chồng vì e sợ nước mắt ly biệt không lành. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cô dâu cũng nức nở ngày đón dâu mà không phải kiêng kỵ. Chẳng nói đâu xa, trong ngày cưới, hoa hậu Đặng Thu Thảo cũng ôm mẹ rơi nước mắt đấy thôi.

Nhiều nhà lại chọn đến nhà gái đón dâu đi một đường, đi về đi đường khác để những điều không may không theo được về nhà. Nếu cô dâu đang mang thai thì về nhà chồng phải vòng cửa sau vì tránh cho nhà trai làm ăn không may mắn. Tuy nhiên, đến nay đây chỉ còn là hủ tục cũ, không mấy nơi còn áp dụng.

Ngoài ra, nhiều gia đình còn kiêng mẹ chồng đứng ở cửa đón dâu. Điều này được lý giải là để cô dâu không kiêng dè mà đòi bỏ về nhà mẹ đẻ, tránh xung khắc sau này.

Phòng tân hôn

Phòng tân hôn là nơi khởi đầu cho cuộc sống vợ chồng nên rất được chú ý. Để gia đình hòa hợp, êm ấm cũng có rất nhiều kiêng kỵ:

  • Giường tân hôn nên dùng giường mới
  • Người trải đệm chiếu cho giường phải là người tốt vận, thường là một phụ nữ trung niên, gia đình êm ấm hạnh phúc, con cái trai gái có đủ
  • Phòng tân hôn kiêng kỵ một vài đồ vật: Thực vật có gai, vật dụng cũ, ảnh người khác, các vật sắc nhọn… vì e sợ ảnh hưởng hòa khí vợ chồng.
  • Người nào “nặng vía” như phụ nữ góa chồng, hôn nhân tan vỡ, người có tang sự… không được vào phòng tân hôn.
  • Kiêng kỵ để người khác ngồi lên giường cưới

Còn rất nhiều những điều kiêng kỵ trong đám cưới nữa nhưng trên đây là các tục lệ phổ biến. Trên thực tế, tùy gia đình, văn hóa vùng miền mà nghi lễ có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn. Bạn nhớ hỏi rõ các bậc cao lão trước khi tiến hành lễ cưới để không phạm sai sót.

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.