Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Trang Trí Tông Nền Đám Cưới Theo Tông Màu Phù Hợp Phong Thủy

22/05/2020 1921 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Đám cưới là khởi đầu trọng đại của một cuộc sống mới do đó mọi thứ luôn được chú ý cẩn thận để diễn ra một cách hoàn mỹ, chuẩn mực. Chỉ cần chú ý một chút đến quy luật phong thủy, bạn và gia đình sẽ rất yên tâm trong ngày lễ trọng đại này. Cùng Long Phụng đọc bài viết dưới đây để biết một số lưu ý khi kết hợp màu sắc theo phong thủy trong đám cưới bạn nhé!

Không phải ngẫu nhiên mà trang phục cưới phổ biến là vest đen và váy trắng. Hai màu này không chỉ sang trọng mà còn là đại diện của hai thái cực Âm – Dương, giúp bổ sung năng lượng cho cô dâu và chú rể. Ở nền văn hóa Á Đông, sự kết hợp màu sắc cũng hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Cụ thể hơn, màu sắc trong đám cưới được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào cuộc hôn nhân của bạn.

Trong phong thủy, bản mệnh của con người được chia thành ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Mối quan hệ giữa con người sẽ theo luật tương sinh – tương khắc: Cưới hỏi là sự kiện trọng đại, ghi dấu cho một hành trình mới nên cặp đôi nào cũng muốn tổ chức đám cưới sao cho hoàn hảo nhất. Để không “bấn loạn” vì cưới, các cặp đôi cần biết mình cần gì để lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất.

Giống như vậy trong đám cưới, màu sắc kết hợp với bản mệnh của cô dâu chú rể cũng phải ‘’tương sinh’’, chứ đừng nên “tương khắc’’. Chúng tôi sẽ lý giải cụ thể sự kết hợpmàu sắc tốt đẹp theo từng mệnh dưới đây:

1. Với cô dâu chú rể mệnh Kim (1984, 1985, 1992, 1993)

Thổ sinh Kim. Kim khắc Mộc.

Nếu cô dâu/chú rể mệnh Kim, hãy sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu của bản mệnh. Những màu như trắng, xám, ghi, vàng, nâu đất đều đặc biệt hoà hợp vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Tuy nhiên bạn phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).

 2. Với cô dâu chú rể mệnh Mộc (1980, 1981, 1988, 1989)

Thủy sinh Mộc. Mộc khắc Thổ.

Nếu bạn mệnh Mộc, đám cưới nên sử dụng tông màu xanh lá của cây cỏ,  ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc) trong trang trí không gian cưới, xe cưới.

3. Với cô dâu chú rể mệnh Thủy (1982, 1983, 1996, 1997)

Kim sinh Thủy. Thủy khắc Hỏa.

Màu tượng trưng của mệnh Thủy là màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Trong trang trí tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).

   4. Với cô dâu chú rể mệnh Hỏa (1986, 1987, 1994, 1995)

Mộc sinh Hỏa. Hỏa khắc Kim.

Cô dâu chú rể mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ,màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Trang trí nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả) và bạc, trắng, vàng ánh kim.

 5. Với cô dâu chú rể mệnh Thổ (1990, 1991, 1988, 1999)

Hỏa sinh Thổ. Thổ khắc Thủy.

Cô dâu hoặc chú rể mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Các tông khác nhau của màu xanh lá là màu sắc kiêng kỵ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).

Thông thường cô dâu và chú rể khác nhau về bản mệnh, nên không nhất thiết phải chọn màu sắc theo một người mà nên kết hợp hài hòa màu sắc phù hợp cho cả hai mệnh. Cụ thể, các bạn nên chọn màu hoa theo ngũ hành tương sinh cho cô dâu. Còn về trang phục, chú rể nên chọn màu cravat và áo sơmi hợp mệnh của mình. Với cô dâu, nếu mặc váy cưới màu trắng thì nên có trang sức là dây chuyền có gắn đá quý theo mạng của mình.

 Việc tổ chức cưới hỏi luôn là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người, hãy chú ý một số nguyên tắc cơ bản của phong thủy để hôn nhân thêm hạnh phúc. Còn nếu bạn vẫn lúng túng chưa biết cách sắp xếp làm sao cho hợp lý để có một đám cưới hoàn hảo thì hãy tìm đến các wedding planner uy tín. Người có khả năng giúp bạn biến mọi mong muốn thành hiện thực.

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.