Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới theo từng miền

21/05/2019 5143 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Bàn thờ gia tiên luôn là nơi diễn ra các nghi thức trang trọng như cưới hỏi,... Vậy cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới thế nào cho đẹp và hợp lý?

1. Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới có ý nghĩa gì?

Người Việt rất coi trọng các lễ nghi truyền thống nhất là trong các ngày lễ quan trọng như: cưới hỏi, lễ Tết,.... Trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới là cách thể hiện sự chăm chút, tấm lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu với ông bà tổ tiên và cũng là cầu nối để gia đình thông báo với tiên tổ về ngày trọng đại của con cái. Do đó, việc trang trí bàn thờ gia tiên phải được chuẩn bị vô cùng chu đáo, đủ đầy, hợp lý.

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới

gay nay, các nghi thức cưới hỏi đã được giản lược đi rất nhiều như: lễ ăn hỏi gộp chung vào lễ cưới. Nhưng nghi lễ cúng gia tiên vẫn luôn được duy trì đúng truyền thống.

Nhng loi hoa nên chn

Thông thường theo phong tục cưới hỏi của người Việt, bàn thờ gia tiên trong đám hỏi hay đám cưới những màu sắc nên được chaọn là màu vàng, đỏ, hồng, mang lại không gian tươi tắn và trang nghiêm.

Cách cm hoa bàn th gia tiên ngày cưới

Có rất nhiều cách trang trí bàn thờ gia tiên trong lễ kết đôi nhưng phổ biến nhất vẫn là sử dụng một tấm vải màu đỏ  thêu chữ Hỷ và dòng chữ Trăm năm hạnh phúc, thêu hoa tiệt rồng phượng bằng chỉ vàng nổi bật.

 

Ngoài ra có rất nhiều người đầu tư cho việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày ăn hỏi khi kết chữ Hỷ bằng hoa tươi ton sur ton với màu sắc hoa trang trí trong ngày trọng đai.

Hoa để trang trí bàn thờ gia tiên thường được cắm 2 bình đối xứng, số lượng hoa trong mỗi bình nên chọn số chẵn tượng trưng cho ý nghĩa may mắn “có đôi có cặp”, “xứng đôi vừa lứa”.

 

Tùy theo cách cắm mà bạn có thể cắm hoa hướng về một mặt hoặc xoay tròn bốn mặt, số lượng hoa trong hai bình tương xứng như nhau. Một mẹo nhỏ cho bạn giữ hoa được tươi lâu hơn là bạn có thể nghiền nhỏ một viên aspirin cho vào nước trong bình trước khi cho hoa vào.

Khi đặt hoa lên bàn thờ cần chú ý vị trí đặt hoa sao cho cân xứng hai bên, chú ý không để bình hoa quá lớn, gây vướng tầm mắt, che khuất hết các đồ cúng khác.

Trái cây chưng bàn th ngày cưới bao gm nhng gì?

Người xưa, chọn con số 5 để chuẩn bị mâm ngũ quả dựa theo ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đồng thời, còn tượng trưng cho lời chúc Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh đến với cuộc sống đôi uyên ương sau này.

  • Thanh Long: Rồng mây hội tụ.
  • Mãng Cầu: Cầu chúc mọi điều như ý.
  • Xoài Cát: Cầu mong tiêu xài không thiếu thốn.
  • Nho: Đa phúc đa lộc, con đàn cháu đống.
  • Táo đỏ: Mạnh mẽ, may mắn, hứa hẹn nhiều thăng tiến trong sự nghiệp.

2. Trang trí bàn thờ gia tiên theo từng vùng miền

Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có những cách sắp xếp và cách trang trí bàn gia tiên trong ngày cưới khác nhau nhưng nhìn chung, một bàn lễ gia tiên đẹp trong sự kiện trọng đại này cần phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ, bàn lễ có thể được phủ vải đỏ, treo chữ hỷ hay câu đối về ngày cưới để thêm phần trang trọng nhưng cần có đủ:Lư đồng bát hương, trà, rượu, nhang thơm…

2.1. Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Bắc

Người miền Bắc vốn rất coi trọng những giá trị truyền thống mà ông cha để lại. Thậm chí, họ còn rất cẩn trọng trong từng vật phẩm trên bàn thờ để tránh những điều tối kỵ, ảnh hưởng tới tâm linh, tiền tài, sức khỏe của gia đình. Bàn thờ gia tiên thường được đặt ở giữa, hướng nhìn ra cửa chính. Trong ngày cưới, gia chủ có thể sắp xếp bàn thờ với mâm ngũ quả kết hình long phụng sum vầy tăng sự sang trọng và thể hiện khao khát, ước muốn về một gia đình đoàn kết, hạnh phúc cho đôi bạn trẻ.

Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Bắc

Trong ngày này, gia chủ nên thắp hương vòng hoặc đốt trầm hương trong đỉnh đồng để xông hương, tạo không khí thiêng liêng cho không gian. Và hoa tươi là vật phẩm không thể thiếu. Lọ hoa được đặt hai bên bàn thờ, thường cắm các loại hoa: hoa lay ơn, hoa loa kèn, hoa hồng,...Thêm vào đó là một con gà luộc chín tới, hình dáng phải nguyên con, không bong da, lệch lạc (tốt nhất là gà luộc mổ moi) và một đĩa xôi gấc đỏ; hoa quả, chè thuốc,..

Bàn thờ gia tiên của người miền Bắc được trang trí theo phong cách hiện đại

 

Bên cạnh đó, sau ngày lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ lấy một phần sính lễ mà nhà trai mang sang để đặt lên bàn thờ gia tiên bao gồm: chè, thuốc, rượu và nhà trai cũng mang mâm “lại quả” về thắp hương trên bàn thờ.

Bàn thờ gia tiên của người miền Bắc thường được trưng bày thêm bộ hoanhg phi câu đối hai bên, nhất là với gia đình là con trưởng thì cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới có thể phức tạp hơn, nhiều thứ hơn như: đèn nến, rượu thịt,...

2.2.  Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Trung

Phong tục miền trung, mặc dù ngôi nhà có thể nhỏ, cuộc sống không đủ đầy nhưng người miền Trung vẫn rất quan tâm, chăm chút tới bàn thờ gia tiên với tấm lòng tôn kính, hiếu thảo nhất.

Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Trung

 

Không quá cầu kì như người miền Bắc nhưng bàn thờ gia tiên trong đám cưới của người miền Trung cũng được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận.

Ngoài những vật phẩm quen thuộc, trên bàn thờ gia tiên còn có mâm lễ cúng với đầy đủ trầu cau, rượu chè, đôi nến tơ hồng và bánh phu thê - bánh đặc trưng của ngày cưới. Đặc biệt, người miền Trung không không sử dụng heo quay để dâng lên bàn thờ gia tiên trong ngày hỉ sự này.

2.3.  Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Nam

Với người miền Nam, mặc dù có lối sống thoáng và thoải mái nhưng lễ cưới là một dịp vô cùng quan trọng và cần sự đầy đủ của các lễ nghi và yếu tố thẩm mỹ. Bàn thờ gia tiên thường được đặt ngay tại phòng khách rộng rãi nhất để đảm bảo được sự trang trọng, linh thiêng nhất cho ngôi nhà.

Trong ngày cưới, bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ, treo chữ hỷ và đôi câu đối. Trong đó, các vật phẩm như: bát hương, lư đồng, đôi chân nến, đèn thờ đã được lau rửa sạch sẽ; mâm ngũ quả được trang trí đẹp mắt với các loại hoa quả đặc trưng như: lê, nho, cam, mãng cầu, bưởi, chuối,....Một số gia đình có thể đặt ảnh tổ tiên, ông bà hoặc ngai thờ,....

 

Bàn thờ được trưng bày độc đáo, đầy đủ các vật phẩm

 

Một điểm ấn tượng trong Cách trang trí bàn thời gia tiên trong ngày cưới ở miền Nam là đôi nến lớn khắc hình long phụng được nhà trai mang đến trong ngày lễ ăn hỏi và nhà gái cũng chuẩn bị sẵn một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu. Có hai loại: đôi đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo là đèn cầy long phụng màu đỏ, đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng.

Bàn thờ gia tiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và luôn  được duy trì, giữ vững từ đời này qua đời khác. Tuy có sự khác nhau trongCách trang trí bàn thời gia tiên trong ngày cưới của từng vùng nhưng tựu chung đều thể hiện sự kính trọng với tổ tiên, nguồn cội và cũng góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.