Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Ý nghĩa đặc biệt của mâm quả cưới hỏi

20/05/2019 3551 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới
Theo nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, sau khi ra mắt và được sự đồng ý của cha mẹ hai bên, cô dâu chú rể sẽ chính thức tiến hành các nghi lễ cưới hỏi truyền thống như ăn hỏi, nạp tài, rước dâu,…

Tùy theo phong tục cưới hỏi truyền thống của mỗi vùng, nhà trai sẽ chuẩn bị những mâm quả cưới hỏi chứa lễ vật để mang sang nhà gái. Vậy, tục lệ này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì?

Mâm quả cưới hỏi là một trong những phần vô cùng quan trọng trong đám cưới truyền thống 

Mâm quả cưới là một trong những nét đẹp truyền thống trong ngày cưới được dân tộc ta lưu truyền và gìn giữ từ xa xưa cho đến tận ngày nay. Có nguồn gốc từ lễ nạp tài, mâm quả ngày cưới do nhà trai gửi đến nhà gái được xem như món quà đầu tiên thể hiện tấm chân thành của nhà trai, như một lời mở đầu cho sự kết giao giữa hai nhà, cho một mối quan hệ mới bắt đầu.

 
 

Nghi lễ này làm cho đôi vợ chồng trẻ cảm nhận rõ sự thiêng liêng và trách nhiệm của mình đối với gia đình nói chung và hôn nhân của mình nói riêng.

Thông thường mâm quả ngày cưới gồm:

Mâm quả cưới thứ 1 Trầu cau
Mâm quả cưới thứ 2 Trái cây
Mâm quả cưới thứ 3 Bánh cốm/ Bánh phu thê
Mâm quả cưới thứ 4 Trà và rượu
Mâm quả cưới thứ 5 Gà – Xôi – Heo quay
Mâm quả cưới thứ 6 Quần áo
Mâm quả cưới thứ 7 Tiền đen/ Tiền cheo

Ý nghĩa riêng của từng Mâm quả đám hỏi:

Mâm quả cưới thứ 1 – Trầu cau: Tượng trưng cho sự sắt son bền chặt mà tất cả các cuộc hôn nhân đều hướng đến.


Mâm trầu cau được chuẩn bị kỹ càng và đẹp mắt

Mâm quả cưới thứ 2 – Trái cây: Ngụ ý mong cho tình yêu, cuộc sống của đôi uyên ương mới sẽ ngọt ngào, tươi mới suốt cả cuộc đời.


Mâm quả đám cưới ở nhiều vùng còn được kết rồng phượng vô cùng đẹp mắt

Mâm quả cưới thứ 3 – Bánh cốm/bánh phu thê: Các loại bánh có những giai thoại xoay quanh câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng, ngụ ý hòa hợp, thủy chung.


Miền Bắc thường sử dụng bánh cốm trong khi miền Nam là bánh phu thê, các tỉnh miền Tây Nam Bộ còn có bánh pía

Mâm quả cưới thứ 4 – Trà và rượu: Dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, để ông bà tổ tiên về chứng giám cho đôi trẻ và cũng là để xin phép tổ tiên cho đám cưới được diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

Mâm quả cưới thứ 5:

  • Gà và xôi: Màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Đây là lễ vật làm đem lại may mắn, sự sung túc trong quan niệm của nhiều người.
  • Heo quay: Tượng trưng cho sự dư dả, sung túc và tài lộc. Ngoài ra còn có quan niệm đây là lời chúc mong cho cô dâu chú rể sớm có em bé và mau phát tài.

Gà, xôi và heo quay đều tượng trưng cho sự sung túc, giàu sang và thịnh vượng

Mâm quả thứ cưới 6 – Quần áo: Mang ý nghĩa khi về nhà chồng, cô dâu sẽ được chăm lo kĩ lưỡng và có cuộc sống no đủ, hạnh phúc trọn đời.

 

Mâm quả thứ 7 – Tiền đen/tiền cheo: Nhiều ý kiến cho rằng tiền đen tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Một giải thích khác cho rằng đây là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới, ngụ ý rằng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Những món nữ trang là phần dành cho cô dâu làm vốn, sau khi đám cưới có thể yên tâm xây dựng tổ ấm, không sợ đối mặt với cảnh thiếu thốn.


Ngày nay, ở nhiều nơi, tiền cheo hay tiền đenchỉ còn mang hình thức tượng trưng, không còn quá khắt khe và câu nệ

 

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.