Cưới hỏi trọn gói Long Phụng
585/4 Nguyễn Đình Chiểu, P.2, Q.3, TP.HCM
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính
side chính

Ý nghĩa và nghi thức của Lễ Hằng Thuận - Lễ cưới trong chùa

29/06/2019 3776 lượt xem
Trang chủ Cẩm Nang Cưới

Lễ Hằng Thuận là lễ cưới được thực hiện trang nghiêm tại chùa theo nghi lễ Phật giáo dưới sự chứng minh và chúc phúc của chư Tôn Đức Tăng Ni, cho hai vợ chồng luôn an vui, hạnh phúc trọn đời.

"Hằng" là mãi mãi. "Thuận" là hòa hợp. Để yêu thương cảm thông, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, chân, thiện trong đời sống.


 

Hằng Thuận có nghĩa là đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tương kính, nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau vừa làm tròn trách nhiệm, bổn phận của người vợ và người chồng trong đời sống gia đình, đối với ông bà cha mẹ và con cái, vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát, trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chánh Đạo.

Xem: Dịch vụ trang trí gia tiên trọn gói


 

Lễ Hằng Thuận là cây cầu nối giữa đạo và đời, là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh Phật giáo, là nét đẹp văn hóa đặc thù của Phật giáo trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Phật tử!!

Trình tự các nghi thức trong lễ Hằng Thuận tại chùa

Thủ tục làm lễ Hằng Thuận

Trước đây, lễ Hằng Thuận thường được các bạn trẻ Sài thành lựa chọn, nhưng gần đây đã lan rộng ra các tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

  • Sau khi ổn định, đã lên đèn nhang, xông hương trầm, mọi người cung nghinh vị chủ trì hôn lễ – thường là một vị hòa thượng, trụ trì chùa hoặc chư tăng đắc đạo, được tôn kính.
  • Nghi lễ thường diễn ra tại chính điện của chùa, trong không gian rộng và trang trọng nhất. Nơi làm lễ gồm một chiếc bàn dài, là nơi chủ hôn và các vị chứng giám thực hiện nghi thức truyền thống của lễ thành hôn. Đôi uyên ương sẽ quỳ trước bàn, hướng về nơi thờ Phật và làm theo chỉ dẫn của các vị hòa thượng chủ hôn. Một số nơi có chuẩn bị sẵn ghế và mọi người có thể ngồi trong khi làm lễ.
  • Người thân, bạn bè được sắp xếp vị trí hai bên theo đúng nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (từ trong chính điện nhìn ra), nghĩa là nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải.
  • Trước khi tiến hành nghi lễ kết hôn, cô dâu chú rể sẽ được làm lễ quy y nếu chưa và có pháp danh, trường hợp nếu đã quy y thì chủ hôn sẽ tiến hành bình thường: tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự, đại diện của hai gia đình nói lời phát biểu.

  • Hai nhân vật chính phát nguyện, thường là được cả hai tự chuẩn bị từ trước. Sau đó cùng nghe lời giảng của vị trụ trì về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình cũng như ngoài xã hội.
  • Tiếp ngay sau, hòa thượng chủ hôn sẽ buộc dây tơ hồng làm bằng ruy-băng, len hoặc lụa đỏ tượng trưng, với ý nghĩa gắn bó, kết nối đôi uyên ương không rời xa nhau.
  • Cô dâu chú rể đảnh lễ (quỳ lạy) niệm ân cha mẹ, nội ngoại và với đối phương. Sau khi ký tên vào giấy chứng nhận, cả hai tiến hành trao nhẫn cho nhau và nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao nhẫn. Khi thực hiện lễ, các bài giảng hay tụng niệm của sư thầy sẽ được xen kẽ trong chương trình.
  • Đại diện hai bên gia đình cũng hứa việc chỉ bảo, khuyên răn cặp đôi mới cưới sống hảo hợp, tròn duyên, xây dựng gia đình hạnh phúc.

  • Nhà chùa và gia đình có thể tặng hoa hoặc quà cho nhau, một bên là muốn thay lời tri ân đã cùng gia đình hoàn thành tâm nguyện cho đôi trẻ, một bên là gửi gắm chúc phúc cho hạnh phúc lứa đôi. Một số gia đình còn nhân cơ hội này thể hiện lòng thành bằng cách chuyển tiền hoặc vật phẩm nhờ nhà chùa làm từ thiện đến những hoàn cảnh khó khăn.
  • Sau khi hoàn tất lễ chính, mọi người cùng dùng trà, bánh ngọt với nhau hoặc dùng tiệc chay ngay trong chùa.

Xem: Dịch vụ trang trí gia tiên trọn gói

Từ khóa:
Bài viết cùng chuyên mục
  • Dịch Vụ Cưới Hỏi Trọn Gói

    Cưới hỏi trọn gói LONG PHỤNG là một thương hiệu uy tín - chất lượng. Trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề, với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, tận tâm, được đào tạo chuyên nghiệp và luôn giữ phương châm ” HẠNH PHÚC CỦA BẠN LÀ HẠNH PHÚC CỦA CHÚNG TÔI”.
  • Dịch Vụ Tráp Dạm Ngõ, Tráp Ăn Hỏi

    Tráp dạm ngõ là lễ vật đầu tiên nhà trai mang tới nhà gái. Lễ dạm ngõ thường diễn ra trước ngày ăn hỏi và ngày cưới khoảng một tháng tùy theo phong tục từng vùng. Khi tới nhà gái, nhà trai sẽ mang theo một mâm lễ với các lễ vật theo truyền thống; để có cơi trầu điếu thuốc nói chuyện đại sự của hai con và đặt mối quan hệ thông gia.
  • Dịch Vụ Trang Trí Gia Tiên Cưới Hỏi

    Gia tiên là lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Việt. Mở đầu cho chặng đường đi đến đám cưới của mọi cặp đôi. Với một buổi lễ gia tiên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng 30 phút nhưng sẽ để lại nhiều kí ức, cảm xúc cho cô dâu, chú rể và gia đình hai bên.
  • Dịch Vụ Mâm Quả, Tráp Cưới, Tráp Ăn Hỏi

    Trong lễ gia tiên, mâm quả cưới là một phần không thể thiếu. Mâm quả cưới được xem là lễ vật mà nhà trai gửi đến nhà gái thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn công lao dưỡng dục của đấng sinh thành và là mở đầu một câu chuyện mới, lời giao kết cho một sự kết nối thâm giao giữa hai gia đình.
  • Cổng Hoa Lụa Đám Cưới Nào Hợp Với Nhà Bạn Nhất

    Cổng hoa cưới phần quan trọng không thể thiếu trong cưới hỏi của mỗi chúng ta.Dù bạn muốn tổ chức đám cưới đơn giản nhất hay hoành tráng nhất vẫn không thể thiếu hình ảnh cổng hoa nó tượng trưng cho đôi vợ chồng trẻ bước sang một cánh cửa mới nơi chỉ có hạnh phúc bất tận ,thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà với khách mời, thông báo cho bà con lối xóm biết gia đình gia chủ có đại hỷ
  • Lễ Dạm Ngõ Gồm Những Gì Và Đặt Ở Đâu

    Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ, lễ xem mặt, lễ giáp lời, lễ đi nói vợ, lễ bỏ rượu… Tuỳ từng vùng miền mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau.